Tiết 22, Bài 1: Phân thức đại số - Nguyễn Văn Giáp

I. Mục Tiêu:

 1. Kiến thức: - HS hiểu rõ khái niệm phân thức đại số

 2. Kỹ năng: - HS có khái niệm về hai phân thức bằng nhau để nắm vững tính chất cơ bản của phân thức

 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, tư duy, suy luận, HS biết liên hệ thực tế

II. Chuẩn Bị:

- GV: phấn màu, SGK.

- HS: SGK, thước thẳng

III . Phương Pháp Dạy Học:

- Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm .

IV. Tiến Trình Bài Dạy:

1. Ổn định lớp:(1) 8A1

 2. Kiểm tra bài cũ: (5) - GV giới thiệu nội dung của chương 2

 3. Nội dung bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1368Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 22, Bài 1: Phân thức đại số - Nguyễn Văn Giáp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/ 10 / 2014 Ngày dạy: 31 / 10 / 2014
Tuần: 11
Tiết: 22
CHƯƠNG II: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
§1. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
I. Mục Tiêu: 
	1. Kiến thức: - HS hiểu rõ khái niệm phân thức đại số
	2. Kỹ năng: - HS có khái niệm về hai phân thức bằng nhau để nắm vững tính chất cơ bản của phân thức
	3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, tư duy, suy luận, HS biết liên hệ thực tế
II. Chuẩn Bị:
- GV: phấn màu, SGK.
- HS: SGK, thước thẳng
III . Phương Pháp Dạy Học:
- Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm .
IV. Tiến Trình Bài Dạy:
1. Ổn định lớp:(1’) 8A1
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - GV giới thiệu nội dung của chương 2
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’)
- GV: đưa ra 3 VD như trong SGK và giới thiệu cho HS hiểu như thế nào là phân thức đại số.
- GV: giới thiệu tiếp đâu là tử thức, đâu là mẫu thức của phân thức đại số.
- GV: lấy VD sau đó yêu cầu HS cho VD.
- GV: Với một đa thức ta cũng có thể viết như một phân thức đại số với mẫu là bao nhiêu?
- GV: Với một số bất kì có phải là phân thức hay không?
- GV: hướng dẫn HS hiểu rõ hơn mợt sớ bất kì cũng là phân thức. 
- HS: chú ý theo dõi và nhắc lại định nghĩa.
- HS: Mẫu bằng 1.
- HS: suy nghĩ trả lời
- HS: chú ý theo dõi và làm theo.
1. Định nghĩa: 
Một phân thức đại số là một biểu thức có dạng , trong đó A, B là những đa thức và B khác đa thức 0.
A: tử thức
B: mẫu thức
VD:
a) 	b) 
c) 
Mỗi đa thức cũng được coi là một phân thức đại số với mẫu bằng 1.
Số 0, số 1 cũng là những phân thức ĐS
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 2: (15’)
- GV: yêu cầu HS nhắc lại tính chất hai phân số bằng nhau
- GV: giới thiệu khái niệm hai phân thức bằng nhau.
- GV: lấy VD.
- GV: Với VD 2 và 3, GV hướng dẫn HS nhân chéo và tính ra kết quả xem có giống nhau hay không? Nếu giống nhau thì hai phân thức đó bằng nhau
- GV: chốt lại ở mục 2 các em biết công thức và vận dụng xét hai phân thức bằng nhau .
- HS: nhắc lại	
- HS: chú ý theo dõi.
- HS: chú ý theo dõi.
- HS: Hai HS lên bảng làm hai ví dụ 2 và 3, các em khác làm vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn.
- HS: chú ý nghe giảng.
2. Hai phân thức bằng nhau: 
VD 1:	
vì (x – 1)(x + 1) = 1.(x2 – 1)
VD 2:	
 vì 3x2y.2y2 = 6xy3.x
VD 3:	
 vì:
	x.(3x + 6) = 3x2 + 6x
	3.(x2 + 2x) = 3x2 + 6x
 	4. Củng Cố: (12’)
 	- GV cho HS thảo luận bài tập ?5 trong SGK
	- Cho HS làm bài tập 1a, b.
	5. Hướng Dẫn Và Dặn Dò Về nhà: (2’)
 	- Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải.
	- Làm các bài tập 2, 3 trong SGK.
6. Rút Kinh Nghiệm Tiết Dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Phân thức đại số - Nguyễn Văn Giáp - Trường THCS Đạ Long.doc