Tiết 22, Bài 14: Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954

->GV chia lớp thành 4 nhóm. GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập và HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập đó. Thời gian thảo luận là 5 phút. Sau đó lên bảng trình bày.

 

docx 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4889Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 22, Bài 14: Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
Tiết: 22
	Bài 14: MĨ THUẬT VIỆT NAM
	TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1954
	Phân môn: Thường thức mĩ thuật
Họ tên sinh viên: TRƯƠNG THỊ THU HIỀN
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- HS được củng cố kiến thức lịch sử; thấy được những cống hiến của giới văn nghệ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tang văn hoá dân tộc.
-Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quý các tác phẩm hội hoạ phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng
II.CHUẨN BỊ:
1.Tài liệu tham khảo:
- SGK âm nhạc và mĩ thuật lớp 8.
- SGV âm nhạc và mĩ thuật lớp 8.
- Chu Quang Trứ - Phạm Thị Chỉnh – Nguyễn Thái Lai, Lược sử Mĩ thuật và Mĩ thuật học (Giáo trình đào tạo GV THCS hệ CĐSP), NXB Giáo dục, 1998, chương XII: Mĩ thuật Việt Nam thời hiện đại. 
-Bảo tang Mĩ thuật hiện đại Việt Nam, NXB Mĩ thuật, 1990
-Các bài nghiên cứu giới thiệu về MT Việt Nam giai đoạn 1925 đến 1954.
2.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên	
-Tranh minh họa ở bộ ĐDDH MT 6 và SGK.
- Sưu tầm một số tác phẩm MT của các hoạ sĩ trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 (tên tác giả, tác phẩm, năm sang tác và chất liệu).
Học sinh
- Bút
- Vở ghi chép
- Sưu tầm một số tác phẩm MT của các hoạ sĩ trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 (tên tác giả, tác phẩm, năm sang tác và chất liệu).
-Đọc bài giới thiệu trong SGK.
3.Phương pháp:
-Trực quan
-Vấn đáp
-Gợi mở
-Quan sát
- Làm việc nhóm
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Thời gian
Nội dung bài dạy
Hoạt động 
giáo viên
Hoạt động 
hoc sinh
Trực quan
Hoạt động 1: Giới thiệu vào bài
Bài 14: MĨ THUẬT VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1954”
-Học kì I, các em đã được học bài hát “Nhạc rừng” của nhạc sĩ Hoàng Việt, Em nào có thể hát tặng cô và quý thầy cô bài hát này không?
-“Nhạc rừng” được sáng tác vào năm nào? Hoàn cảnh sáng tác?
-> Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, giai đoạn toàn quốc kháng chiến, không chỉ các anh chiến sĩ chiến đấu trên chiến trận, mà đội ngũ văn nghệ sĩ cùng nhau dùng lời ca tiếng hát cổ vũ tinh thần cách mạng. Hoạ sĩ sử dụng các tác phẩm của mình để đấu tranh trên mật trận tư tưởng. Để hiểu thêm hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài “MĨ THUẬT VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1954”
-HS trình bày hoặc cả lớp cùng hát.
-Sáng tác năm 1953 ở Nam Bộ, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
6’
?Mó thuaät Vieät Nam töø cuoái theá kæ XIX ñeán naêm 1954 ñöôïc chia laøm maáy giai ñoaïn.
->GV chia lớp thành 4 nhóm. GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập và HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập đó. Thời gian thảo luận là 5 phút. Sau đó lên bảng trình bày.
- TL: 3 giai ñoaïn.
* Töø cuoái theá kæ XIX ñeán naêm 1930
* Töø naêm 1930 ñeán naêm 1945.
* Töø naêm 1945 ñeán naêm 1954
Hoạt động 3: Các nhóm trình bày
I. Vài nét về bối cảnh xã hôi:
-1858, Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân bị áp bức, bóc lột nặng nề.
-Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra và bị đàn áp.
-1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta giành được độc lập.
-Độc lập chưa lâu thì Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Với ba lô trên lưng, cặp vẽ bên mình, nhiều hoạ sĩ đã hăng hái hoà vào khí thế của toàn dân tham gia kháng chiến chống kẻ thù.
-1954, chiến thắng Điên Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, các hoạ sĩ trở về thủ đô, sử dụng các tư liệu trong chiến tranh, họ đã sáng tác ra nhiều tác phẩm còn để lại dấu ấn đến ngày nay.
*Nhóm 1: Vài nét về bối cảnh xã hôi:
-Nêu các nét chính về bối cảnh lịch sử?
-1858, Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân bị áp bức, bóc lột nặng nề.
-Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra và bị đàn áp.
-1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta giành được độc lập.
-Độc lập chưa lâu thì Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Với ba lô trên lưng, cặp vẽ bên mình, nhiều hoạ sĩ đã hăng hái hoà vào khí thế của toàn dân tham gia kháng chiến chống kẻ thù.
-1954, chiến thắng Điên Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, các hoạ sĩ trở về thủ đô, sử dụng các tư liệu trong chiến tranh, họ đã sáng tác ra nhiều tác phẩm còn để lại dấu ấn đến ngày nay.
II.
* mĩ thuật từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930.
-Các công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và Pháp.
-Hội hoạ chưa có gì đáng kể hoài một vài tác phẩm của hoạ sĩ Lê Văn Miếu như: Bình Văn và Cụ Tú Mền.
-Pháp mở một số trường như: trường Mĩ Nghệ Thủ Dầu Một, trường Mĩ nghệ Trang trí và Đồ hoạ Gia Định. Đặc biệt việc thành lập trường Cao Đẳng Mĩ Thuật Đông Dương (1925). Đào tạo ra một thế hệ các hoạ sĩ như: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung Những tên tuổi đóng góp không nhỏ cho nền mĩ thuật Việt Nam.
Nhóm 2: Một số hoạt động mĩ thuật từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930.
-Nêu vài nét chình trong giai đoạn này?
-Các công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và Pháp.
-Hội hoạ chưa có gì đáng kể hoài một vài tác phẩm của hoạ sĩ Lê Văn Miếu như: Bình Văn và Cụ Tú Mền.
-Pháp mở một số trường như: trường Mĩ Nghệ Thủ Dầu Một, trường Mĩ nghệ Trang trí và Đồ hoạ Gia Định. Đặc biệt việc thành lập trường Cao Đẳng Mĩ Thuật Đông Dương (1925). Đào tạo ra một thế hệ các hoạ sĩ như: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung Những tên tuổi đóng góp không nhỏ cho nền mĩ thuật Việt Nam.
* từ năm 1930 đến năm 1945.
-Hoạ sĩ Việt Nam được tiếp xúc với chất liệu sơn dầu. Đặt biệt chất liệu sơn mài vốn phổ biến trong mĩ thuật trang trí cổ truyền nay được phát triển và ứng dụng vào sáng tác tranh nghệ thuật.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân, Chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh, Em Thuý của Trần Văn Cẩn.
Nhóm 3: Một số hoạt động mĩ thuật từ năm 1930 đến năm 1945.
-Nêu vài nét chình trong giai đoạn này?
-Kể tên các tác phẩm tiêu biểu?
-Hoạ sĩ Việt Nam được tiếp xúc với chất liệu sơn dầu. Đặt biệt chất liệu sơn mài vốn phổ biến trong mĩ thuật trang trí cổ truyền nay được phát triển và ứng dụng vào sáng tác tranh nghệ thuật.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân, Chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh, Em Thuý của Trần Văn Cẩn.
* từ 1945 đến năm 1954
-2/9/1945, triển lãm Mĩ Thuật đầu tiên của các hoạ sĩ Việt Nam.
-10/1945, trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương mở lại với tên gọi trường Cao Đẳng Mĩ Thuật Việt Nam, do hoạ sĩ Tô Ngọc Vân làm hiểu trưởng.
-12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, các hoạ sĩ hăng hái theo đoàn quân tham gia kháng chiến.
-1952, trường mĩ thuật kháng chiến được thành lập.
-Các tác phẩm có giá trị trong giai đoạn này như: Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ- tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân, Bát nước- Tranh sơn dầu của Sỹ Ngọc, Bác Hồ với các cháu thiếu nhi của Diêp Minh Châu.
Nhóm 4: Một số hoạt động mĩ thuật từ 1945 đến năm 1954.
-Nêu vài nét chình trong giai đoạn này?
-2/9/1945, triển lãm Mĩ Thuật đầu tiên của các hoạ sĩ Việt Nam.
-10/1945, trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương mở lại với tên gọi trường Cao Đẳng Mĩ Thuật Việt Nam, do hoạ sĩ Tô Ngọc Vân làm hiểu trưởng.
-12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, các hoạ sĩ hăng hái theo đoàn quân tham gia kháng chiến.
-1952, trường mĩ thuật kháng chiến được thành lập.
-Các tác phẩm có giá trị trong giai đoạn này như: Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ- tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân, Bát nước- Tranh sơn dầu của Sỹ Ngọc, Bác Hồ với các cháu thiếu nhi của Diêp Minh Châu.
Hoạt động 4: củng cố kiến thức
Trò chơi:Trên bảng có 4 tác phẩm, 4 HS lên điền tên tác phẩm, tác giả.
 IV:Bài tập về nhà
-Học bài.
-Chuẩn bị trước bài 25. Đề tài mẹ của em.
-Chuẩn bị giấy, viết chì, gôm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 14. Thường thức mĩ thuật. Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.docx