Tiết 22, Bài 17: Lớp vỏ khí - Năm học 2014-2015

 Ngày soạn : / /

I . Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức :

- Biết được thành phần của không khí, Trình bày được vị trí, đặc điểm của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí. Vai trò của lớp Ôdôn trong tầng bình lưu.

- Giải thích nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh, lục địa và đại dương.

2. Kĩ năng :

- Quan sát,

- Trình bày, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí

- Vẻ được biểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí

3. Thái độ :

- Có ý thức trách nhiệm tham gía bảo vệ môi trường

4. Trọng tâm :

- Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí

- Vẻ được biểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí

II. Phương pháp :Động não, giảng giải, nêu và giải quyết vấn đề

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên :

- Bản đồ các khối khí

- Tranh vẽ các tầng của lớp khí quyển

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3276Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 22, Bài 17: Lớp vỏ khí - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Tiết: 22 Bài 17: LỚP VỎ KHÍ
	Ngày soạn : / / 
I . Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức :
- Biết được thành phần của không khí, Trình bày được vị trí, đặc điểm của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí. Vai trò của lớp Ôdôn trong tầng bình lưu.
- Giải thích nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh, lục địa và đại dương.
2. Kĩ năng :
- Quan sát, 
- Trình bày, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí
- Vẻ được biểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí
3. Thái độ :
- Có ý thức trách nhiệm tham gía bảo vệ môi trường
4. Trọng tâm :
- Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí
- Vẻ được biểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí
II. Phương pháp :Động não, giảng giải, nêu và giải quyết vấn đề
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên :
- Bản đồ các khối khí
- Tranh vẽ các tầng của lớp khí quyển
2. Học sinh :
- Sách giáo khoa 
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : 1’
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
- Mỗi hoạt động của con người đều liên quan đến lớp vỏ khí. Thiếu không khí sẽ không có sự sống. Vậy lớp vỏ khí bao gồm mấy tầng? Tại sao lớp khí quyển lại có vai trò quan trọng như vậy?...
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN	HOẠT ĐỘNG CỦA HS 	
Hoạt động 1: 1/ Thành phần của không khí ( 10 phút )
- Yêu cầu Hs quan sát biểu đồ hình 45 sgk 
? Không khí bao gồm những thành phần nào? Nêu tỉ lệ của từng thành phần
? Lượng hơi nước trong không khí tuy nhỏ nhưng lại là nguồn gốc phát sinh ra các hiện tượng gì ? (hiện tượng khí tượng: mây mưa, sương mù)
- Nhận xét chốt ý mở rộng:
Chuyển ý: - Gv xung quanh trái đất có lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển.Khí quyển như cỗ máy thiên nhiên sử dụng năng lượng mặt trời →điều hoà nước trên khắp hành tinh dưới hình thức mây mưa điều hoà cácbonníc và ôxi trên trái đất →con người quan sát được các hiện tượng khí tượng xảy ra trong khí quyển .vậy khí quyển có cấu tạo thế nào ,đặc điểm ra sao 
-Thành phần của không khí : Khí Nitơ chiếm 78% ,khí ô xi chiếm 21% ,hơi nước và các khí khác : 1%.
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù...
Hoạt động 2: 2/ Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển) ( 15 phút )
Quan sát sơ đồ cấu tạo lớp vỏ khí hãy cho biết:
? Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Vị trí của mỗi tầng 
- Quan sát hình 46 thảo luận :Nêu vị trí, đặc điểm vai trò của mỗi tầng của lớp vỏ khí?
Lớp vỏ khí quyển có 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và tầng cao của khí quyển
- Hs quan sát hình 46 (sgk) tranh thảo luận, - Đại diện trình bày theo bảng, đảm bảo nội dung:. 
a/Tầng đối lưu:
- Sát mặt đất độ cao 0-16km
- Tập trung 90% không khí .
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng
b/ Tầng bình lưu:
- Trên tầng đối lưu cao 16-80 km .
- Có lớp ôdôn lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người .
- Không khí chuyển động theo chiều ngang
c/ Các tầng cao của khí quyển
- Nằm trên tầng bình lưu.
- Không khí cực loãng
Tên tầng
Đối lưu 
Bình lưu 
Các tầng cao 
Vị trí
Đặc điểm
Vai trò
- Gv cùng hs nhận xét, bổ sung
? Tại sao người leo núi lên đến độ cao trên 6000m lại cảm thấy khó thở.
- Mọi hoạt động sống trên trái đất đều liên quan đến lớp vỏ khí. Thiếu không khí sẽ không có sự sống 
- Để bảo vệ bầu khí quyển em phải làm gì
( Tích hợp giáo dục môi trường )
Chuyển ý: Tại sao không khí trên Trái Đất có nơi lại mát mẽ, nhưng có nơi lại rất nóng bức→ phần ba.
Hoạt động 3: 3/ Các khối khí (10 phút )
? Dựa vào vị trí và bề mặt tiếp xúc ta chia thành mấy loại khối khí. 
? Khối khí nóng và khối khí lạnh, Khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại?
- Quan sát trên bản đồ khí hậu thế giới (nếu có)
- Xác định trên bản đồ các khối khí lục địa, đại dương, khối khí nóng, lạnh.
- Gv: các khối khí được hình thành không đứng yên, mà di chuyển đến nhiều nơi → thời tiết các nơi chúng đi qua bị thay đổi...
- Đọc thông tin SGK, xác định các khối khí , và các căn cứ chia khối khí
- Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao 
- Khối khí lạnh : hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp .
- Khối khí đại dương : hình thành trên các biển và đại dương. có độ ẩm lớn .
- Khối khí lục địa : hình thành trên các vùng đất liền có tình chất tương đối khô 
4. Củng cố 6’
Câu 1: Lớp vỏ khí gồm mấy tầng: A. 2 tầng	B. 3 tầng	C. 4 tầng	D. 5 tầng
Câu 2:Các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sớm, chớp.. thường xảy ra ở tầng nào:
	A. Tầng đối lưu	B. Tàng bình lưu C. Tầng cao của khí quyển.	D. Tất cả đều sai.
Câu 3: Nối cột A và cột B sao cho phù hợp:
Cột A
Cột B
Kết quả
1. Khối khí nóng
a. hình thành ở vĩ độ cao
1 nối ....
2. Khối khí lạnh
b. hình thành ở vĩ độ thấp
1 nối ....
3. Khối khí đại dương
c. hình thành trên đất liền
1 nối ....
4 Khối khí
d. hình thành trên đại dương
1 nối ....
Câu 4: Điền vào chỗ trống với những từ cho sẵn để hoàn thành câu nói sâu đây: 10%, 16 km, 90%, loãng.
	“Không khí càng lên cao càng..................Khoảng ............... không khí tập trung ở vĩ độ gần ..................sát mặt đất.Phần còn lại tuy dày tới hàng chục nghì km nhưng chỉ có ...........không khí”
5.Dặn dò 3’:
- Làm bài tập 1,2,3 sgk
- Chuẩn bị bài 18 : Tìm hiểu các buổi dự báo thời tiết hàng ngày. Người ta nói đến yếu tố thời tiết nào để dự báo. 
- Khái niệm : Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí. So sánh sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu .
- Cách đo nhiệt độ không khí ? Cách tính nhiệt độ trung bình ngày , tháng , năm .
V.Rút kinh nghiệm : 
.............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Lớp vỏ khí.doc