Tiết 22, Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc - Phan Văn Tân

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người trong các hoang mạc, thấy được khả năng thích ứng của con người đối với môi trường

- Biết nguyên nhân hoang mạc hóa đang mở rộng trên thế giới và các biện pháp cải tạo, chinh phục hoang mạc, ứng dụng vào cuộc sống.

- Biết hoạt động của con người là một trong những tác động chủ yếu làm cho diện tích hoạng mạc ngày càng mở rộng.

- Biết một số biện pháp nhằm cải tạo và ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.

2. Kĩ năng:

 Phân tích ảnh địa lí về một số biện pháp cải tạo hoang mạc và ngăn ngừa sự phát triển hm.

3. Thái độ:

- Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế, biết bảo vệ thực vật địa phương.

- Có ý thức chấp hành tốt pháp luật.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, .

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2349Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 22, Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc - Phan Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 26/10/2014 
Tiết 22 Ngày dạy: 29/10/2014
BÀI 20: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu được các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người trong các hoang mạc, thấy được khả năng thích ứng của con người đối với môi trường
- Biết nguyên nhân hoang mạc hóa đang mở rộng trên thế giới và các biện pháp cải tạo, chinh phục hoang mạc, ứng dụng vào cuộc sống.
- Biết hoạt động của con người là một trong những tác động chủ yếu làm cho diện tích hoạng mạc ngày càng mở rộng.
- Biết một số biện pháp nhằm cải tạo và ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.
2. Kĩ năng: 
 Phân tích ảnh địa lí về một số biện pháp cải tạo hoang mạc và ngăn ngừa sự phát triển hm.
3. Thái độ: 
- Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế, biết bảo vệ thực vật địa phương.
- Có ý thức chấp hành tốt pháp luật.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 Tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở hoang mạc (sgk).
2. Chuẩn bị của học sinh: sgk
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học.
7A1................................., 7A2..........................., 7A3..........................
7A4................................., 7A5..........................., 7A6..........................
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Câu 1: Khí hậu hoang mạc có những đặc điểm gì?
Câu 2: Tính thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn của sinh vật ở HM ra sao?
3. Tiến trình bài học:
 Khởi động: Mặt dù đời sống vô cùng khắc nghiệt của môi trường hoang mạc, nhưng con người vẫn có mặt từ rất lâu đời. Họ sinh sống, cải tạo, chinh phục hoang mạc như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc (cá nhân) 20 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1: Quan sát H20.1, 20.2 cho biết:
- Hoạt động KT cổ truyền ở hoang mạc gồm những ngành nào?
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Chăn nuôi du mục là gì? Nuôi những con vật nào là chính? Tại sao?
- Trồng trọt chủ yếu ở đâu?
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
* Bước 2: Hs đọc thuật ngữ " ốc đảo".
* Bước 3: 
 Quan sát H20.3 nêu nội dung bức ảnh?
* Bước 4: 
 Nguyên nhân nào làm cho hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang mạc chủ yếu là trồng trọt trong ốc đảo?
* Bước 1: 
- Hiện có một ngành KT mới xuất hiện ở hm là gì?
*Bước 2: 
Quan sát H20.3, 20.4 cho biết vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc cải tạo bộ mặt hoang mạc?
Hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là dầu khí đang diễn ra ngày càng nhiều ở các hoang mạc 
* Bước 3:
 Nguyên nhân?	
* Bước 4: 
 Con người tập trung chủ yếu ở đâu?
Hoạt động 2: Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc (cặp) 15’
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1: Quan sát H20.5 em thấy hiện tượng gì ở hoang mạc? (khu dân cư, TV thưa thớt)
- Điều này gây bất lợi gì cho cuộc sống sinh hoạt và KT của con người?
- Nguyên nhân hm mở rộng là gì ?
(GV gọi học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời)
 (tự nhiên, cát lấn, biến động thời tiết, thời kì khô hạn kéo dài, khai thác cây xanh quá mức hoặc do gia súc ăn, phá cây non -> Do tác động của con người là chủ yếu)
 Các hoang mạc ngày càng mở rộng một phần cũng là do BĐKH.
* Bước 2: Nêu một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc?
Ví dụ H20.3, 20.6
Liên hệ thực tế Việt Nam.
(Tích hợp GD pháp luật Việt Nam).
1. Hoạt động kinh tế.
a. Hoạt động kinh tế cổ truyền
- Chăn nuôi du mục
- Trồng trọt trong ốc đảo
- Nguyên nhân: Thiếu nước
b. Hoạt động kinh tế hiện đại
- Khai thác dầu khí, nước ngầm 
- Nguyên nhân: Nhờ tiến bộ của khoa học - kĩ thuật.
- Dân cư chỉ tập trung ở các ốc đảo.
2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng.
- Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến động của khí hậu toàn cầu.
- Biện pháp: cải tạo hoang mạc thành đất trồng, khai thác nước ngầm, trồng rừng. 
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5 phút.
1. Tổng kết: 
- Nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở hoang mạc?
- Nêu các biện pháp đã và đang sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình mở rộng của hoang mạc trên thế giới?
2. Hướng dẫn học tập: 
- Học và trả lời câu hỏi sgk.
- Ôn lại: Đặc điểm khí hậu hàn đới - ranh giới (lớp 6)
- Những tác động xấu của con người ở đới nóng và đới ôn hòa tới môi trường trong sinh hoạt và sản xuất công - nông nghiệp.
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc - Phan Văn Tân - Trường THCS Liêng Trang.doc