Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - Cạnh - cạnh (C.C.C) - Năm học 2009-2010

1. Mục tiêu

+ Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của hai tam giác.

+ Biết cách vẽ một tam giác biết ba cạnh của nó. Biết sử dụng trường bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau.

+ Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ, rèn tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình. Biết trình bày bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh (Giáo án điện tử)

+ GV: Thước thẳng compa thước đo góc, một khung hình dạng (như hình 75 trang 116) để giới thiệu mục có thể em chưa biết, bảng phụ ghi đâu bài, hình vẽ của một sóo bài tập.

+ HS: thước thẳng, compa, thước đo góc.

+ Ôn lại cách vẽ tam giác biết 3 cạnh (ở lớp 6).

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2921Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - Cạnh - cạnh (C.C.C) - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày:1/11/2009
Giảng:6/11/2009
Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác
cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c)
1. Mục tiêu 
+ Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của hai tam giác.
+ Biết cách vẽ một tam giác biết ba cạnh của nó. Biết sử dụng trường bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau.
+ Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ, rèn tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình. Biết trình bày bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh (Giáo án điện tử)
+ GV: Thước thẳng compa thước đo góc, một khung hình dạng (như hình 75 trang 116) để giới thiệu mục có thể em chưa biết, bảng phụ ghi đâu bài, hình vẽ của một sóo bài tập. 
+ HS: thước thẳng, compa, thước đo góc.
+ Ôn lại cách vẽ tam giác biết 3 cạnh (ở lớp 6).
3.Phương pháp:Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, luện tập, sử dụng SGK
4. Tiến trình dạy học :
4.1 ổn định lớp: 7b1: 7b3:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4.2: Kiểm tra và đặt vấn đề (5’)
*Kiểm tra
1)Nêu định nghĩa hai tam giác bằng nhau?
*Để kiểm tra xem hai tam giác có bằng nhau hay không ta kiểm tra những điều kiện gì?
GV đặt vấn đề: Khi định nghĩa hai tam giác bằng nhau, ta nêu ra sáu điều kiện bằng nhau (3 điều kiện về cạnh, 3 điều kiện về góc).
Trong bài học hôm nay ta sẽ thấy, chỉ cần có ba điều kiện: 3 cạnh bằng nhau từng đôi một cũng có thể nhận biết được hai tam giác bằng nhau.
Bài học
Trước khi xem xét về trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác ta cùng nhau ôn tập: cách vẽ một tam giác khi cho biết 3 cạnh.
1HS trả lời 
4.3 Bài mới: 1) Vẽ tam giác biết ba cạnh (10’)
Xét bài toán 1
Vẽ D ABC biết AB = 2cm; 
BC = 4cm; AC = 3cm
GV ghi cách vẽ lên bảng;
*GV yêu cầu 1 HS nêu lại cách vẽ. 
Bài toán 2:
Cho D ABC như hình vẽ. Hãy:
a) Vẽ D A’B’C’ mà A’B’ = AB
B’C’ = BC; A’C’ = AC.
b) Đo và so sánh các góc
 và Â’; B và B’; C và C’
nhận xét gì về hai tam giác này?
Hoạt động nhóm
Các nhóm thảo luận 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- Vẽ một trong 3 cạnh đã cho chẳng hạn vẽ cạnh BC = 4cm.
- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ hai cung tròn tâm B, bán kính 2cm. và cung tròn âm C bán kính 3 cm . 
- Giao của hai cung tròn trên là điểm A.
- Nối đoạn thẳng AB; AC được D ABC.
 =; ’= 
B =; B’ = 
C = ; C’ =
Â’ = Â; B’ = B; C’ = C
D A’B’C’ = D ABC vì có 3 cạnh bằng nhau, 3 góc bằng nhau (theo ĐN hai tam giác bằng nhau).
 2)Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh (7’)
*Qua hai bài toán trên ta có thể đưa đưa ra dự đoán nào? 
Ta thừa nhận tính chất sau: “Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau”.
(GV đưa kết luận lên màn hình).
1)Nếu D ABC và D A’B’C’ có
 AB = A’B’
AC = A’C’
BC = B’C’ thì kết luận gì về hai tam giác này? 
GV giới thiệu kí hiệu. Trường hợp bằng nhau cạnh- cạnh – cạnh (c.c.c).
2)Có kết luận gì về các cặp tam giác 
a)D MNP và D M’P’N’
b) DMNP và D M’N’P’
nếu NP = P’N’
MN = M’P’
+ tính chất thừa nhận(SGK)
*Nếu D ABC và D A’B’C’ có:
 AB = A’B’
 AC = A’C’
 BC = B’C’ 
thì D ABC = D A’B’C’ (c.c.c)
*áp dụng:
 a) MP = M’N’đỉnh M tương ứng đỉnh M’
 NP = P’N’ đỉnh P tương ứng đỉnh P’
	D MNP = D M’N’P’ (c.c.c)
b) D MNP = D M’N’P’ vì cách kí hiệu này sai tương ứng. 
4.4: Củng cố (18’)
Bài 1: (Bài 16 SGK) (bảng phụ)
Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 3cm. Sau đó đo mỗi góc của tam giác.
Bài 2: (Bài 17 SGK) (bảng phụ)
Chỉ ra các tam giác bằng nhau trên mỗi hình. 
-GV: ở hình 69 có các tam giác nào bằng nhau? Vì sao?
-GV: Trình bày mẫu bài chứng minh. 
- Câu hỏi bổ sung: chỉ ra các góc bằng nhau trên hình?
GV: Hình 69: 70 trình bày tương tự. 
1)Bài 16( SGk-114)
Ta có: 
 = B = C = 600
2) Bài 17 (SGK- 114)
*Hình 68 
 D ABC và D ABD có: 
 AC = AD (giả thiết)
 BC = BD (giả thiết) 
 AB cạnh chung
 D ABC = D ABD (c.c.c)
 * Hình 69
 * Hình 70 ( hs trả lời miệng)
4.4 Củng cố bài:
- Qua bài hôm nay cần nắm chắc những vấn đề gì?
- khi dùng ký hiệu ghi hai tam giác bằng nhau cần chú ý điều gì?
4.5:Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà cần rèn kĩ năng vẽ tam giác biết 3 cạnh.
- Hiểu và phát biểu chính xác trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh-cạnh –cạnh.
- Làm cẩn thận các bài tập 15; 18; 19 (SGK).
- Bài tập 27; 28; 29; 30 SBT.
- Giờ sau luyện tập.
5.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c).doc