Tiết 23, Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - Phạm Thị Huyền

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Học sinh nắm được:

- Những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

- Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dẽ gây cháy, gây nổ và chất độc hại khác.

- Phân tích được các biện pháp nhằm phàong ngừa tai nạn trên.

- Nhân biết được các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về phòng ngừa tai nạn trên.

2. Kỹ năng.

- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũ, khí cháy nổ và chất độc hại.

- Nhắc mọi người xung quanh cùng thực hiện

3. Thái độ: Có thái độ đề phòng và tích cực nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ, khí cháy nổ và chất độc hại.

II. CHUẨN BỊ.

- Bộ luật Hình sự

- Luật phòng cháy, chữa cháy.

- Các thông tin, sự kiện trên sách báo.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2241Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 23, Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - Phạm Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Ngày soạn: 23/01/2009
Ngày dạy: 04/02/2009	 
Tiết 23
Bài 15. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ
và các chất độc hại
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.
- Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dẽ gây cháy, gây nổ và chất độc hại khác.
- Phân tích được các biện pháp nhằm phàong ngừa tai nạn trên.
- Nhân biết được các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về phòng ngừa tai nạn trên. 
2. Kỹ năng. 	
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũ, khí cháy nổ và chất độc hại.
- Nhắc mọi người xung quanh cùng thực hiện
3. Thái độ: Có thái độ đề phòng và tích cực nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ, khí cháy nổ và chất độc hại.
II. Chuẩn bị. 
- Bộ luật Hình sự
- Luật phòng cháy, chữa cháy.
- Các thông tin, sự kiện trên sách báo.
III. Tiến trình: 
	A. ổn định tổ chức:
	B. Kiểm tra bài cũ: 
a. HVI/AIDS là gì ? Tác hại của chúng. 
b. Nêu con đường lây truyền, cách phòng tránh và quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS. 
	C. Bài mới. 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
I. Đặt Vấn đề
- GV chiếu 3 thông tin lên bảng, yêu cầu HS đọc.
- (HS đọc)
? Lí do vì sao vẫn có người chết do bị trúng bom mìn gây ra ?
- Chiến tranh kết thúc, những bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi, nhất là ở địa bàn ác liệt Quảng Trị.
? Thiệt hại đó như thế nào ?
- Tại Quảng Trị, từ năm 1985 – 1995 số người chết và bị thương là 74 người (65 người chết) do bị bom mìn.
? Thiệt hại về cháy của nước ta trong thời gian 1998 2002 là như thế nào ?
- Thiệt hại về cháy nổ từ 1998 – 2002, cả nước có 5871 vụ cháy, thiệt hại 902.910 triệu người.
? Thiệt hại về ngộ độc thực phẩm như thế nào ?
- Thiệt hại ngộ độc: từ 1999 – 2002 có gần 20.000 người, 246 người tử vong (TP Hồ Chí Minh 29 người với 930 người ngộ độc).
? Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm ?
- Nguyên nhân: Do thực phẩm có nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cá nóc và nhiều lí do khác.
? Trước những tình trạng đó, chúng ta cần có những biện páhp gì để khắc phục những tai nạn do vũ khí, cháy nổ và chất độc hại.
- Nâng cao hiểu biết.
- Bảo đảm phương tiện vật chất kĩ thuật.
- Phổ biến tuyên truyền các quy định của nhà nước.
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
II. Nội dung bài học
1) Tác hại của tai nạn do vũ khí, cháy nổ và chất độc hại.
? Thực trạng của việc sử dụng vũ khí, cháy nổ và chất độc hại trái quy định.
- Mất tài sản của cá nhân, gia đình và xã hội.
- Bị thương, tàn phế và chết người.
2) Các quy định:
? Nhà nước đã ban hành những quy định gì ?
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
- Chỉ những cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo quản chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.
3) Học sinh cần phải
? Học sinh chúng ta cần phải làm gì ?
- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
- Tuyên truyền và vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt quy định trên.
- Tố cáo các hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.
III. Bài tập
1/ BT3/44/SGK:
- GV nêu yêu cầu của BT, yêu cầu HS trả lời.
- Đáp án: a, b, d, e, g
1/ BT4/44/SGK:
- GV yêu càu HS thảo luận để trả lời.
- Đáp án:
+ Câu a, b, c: Cần khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm.
+ Câu d: Cần báo ngay cho cơ quan, những người có trách nhiệm.
D. Củng cố
- GV cho HS thảo luận nhóm sau đó đóng vai các tình huống sau:
- (HS thảo luận và đóng vai)
+ Tình huống 1: Đ và T tình cờ nhặt được quả bom bi bên lề đường. Đ hoảng hốt rủ T chạy đị chỗ khác. T không đi mà nói: “Chúng mình mang về đập ra lấy chì, thuốc nổ bán lấy tiền”. Đ sợ hãi can ngăn nhưng T không nghe.
+ Tình hống 2: Nhà H ở ngoại thành chuyên trồng rau. M về nhà H chơi và rủ H ra vười dưa chuột hái, H can ngăn M và nói; “Ruộng dưa này được phun nhiều thuốc sâu, dưa này ngon nhưng khồn để ăn mà bán, muốn ăn thì hái ở vườn cạnh nhà.
- GV kết luận toàn bài:
E. Hướng dẫn về nhà:
- Làm BT còn lại trong SGK.
- Tìm hiểu:
+ Bộ luật Hình sự 1999: Từ điều 232 đến 240.
+ Luật Phòng cháy, chữa cháy.
+ Quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và chất độc hại.
- Xem trước bài 16.
G. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - Phạm Thị Huyền - Trường THCS Liêm.doc