Tiết 23, Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

 - Hiểu được nội dung quyền sở hữu , biết những tài sản thuộc tài sản sở hữu của công dân .

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết cách bảo vệ quyền sở hữu.

* KNS : HS biết phân tích, so sánh hành vi tôn trọng và hành vi không tôn trọng quyền sở hữu của người khác. Biết phê phán những hành vi vi phạm quyền sở hữu của người khác và biết tự bảo vệ tài sản của bản thân đồng thời biết tôn trọng tài sản của người khác.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn trọng tài sản của người khác và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu .

 II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

1. Giáo viên: :

- SGK, SGV, TLTK, ca dao , tục ngữ.

- Luật dân sự

2. Học sinh :

- SGK, đọc trước bài ở nhà .

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 23, Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23
Bài 16: QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ 
 TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC 
 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
 - Hiểu được nội dung quyền sở hữu , biết những tài sản thuộc tài sản sở hữu của công dân .
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết cách bảo vệ quyền sở hữu.
* KNS : HS biết phân tích, so sánh hành vi tôn trọng và hành vi không tôn trọng quyền sở hữu của người khác. Biết phê phán những hành vi vi phạm quyền sở hữu của người khác và biết tự bảo vệ tài sản của bản thân đồng thời biết tôn trọng tài sản của người khác.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn trọng tài sản của người khác và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu .
 II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Giáo viên: : 
- SGK, SGV, TLTK, ca dao , tục ngữ...
- Luật dân sự
2. Học sinh : 
- SGK, đọc trước bài ở nhà .
 III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1- Kiểm tra viết (15’)
 Đề bài
Câu 1: Hãy nêu 4 nguyên nhân gây ra tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại ?
Câu 2: Trách nhiệm của công dân , học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí , cháy , nổ và các chất độc hại ?
Câu 3 : Những loại dầu, ga ,chất nào sau đây dễ gây tai nạn nguy hỉêm cho con người ? ( khoanh tròn vào đáp án em lựa chọn ) 
A- Thuốc nổ 
B- Dầu gội đầu 
C- Cồn 90o 
D - Thuốc chuột 
 E- Thuốc làm pháo 
 G - Xăng, 
 H- Thuốc trừ sâu 
 Đáp án + Biểu điểm
Câu 1 : HS nêu được các nguyên nhâ sau ( mỗi ý 1 điểm)
- Do sơ xuất bất cẩn
- Do thiếu hiểu biết
- Do không tuân theo quy định về phòng cháy, chữa cháy
- Do sự cố kỹ thuật...
Câu 2 : HS nêu được các ý sau ( mỗi ý 1 điểm ) 
 - Tự giác tìm hiểu thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.
- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.
Câu 3 : Đáp án : A, C, D, E, G, H ( mỗi ý đúng 0,5đ)
GV: thu bài chấm điểm ngoài giờ.
*/ Giới thiệu bài : 
GV: Cầm sách GDCD 8 trên tay và nói: “Cuốn sách này của tôi”.
	 Cô đã khẳng định điều gì với cuốn sách?
GV: Cầm bút cua HS A và nói: “Cái bút này của ai?”
	HS A: “Cái bút này của em”.
GV: HS A khẳng định điều gì với cây bút?
HS: GV, HS A là chủ sở hữu của cây bút, quyển sách.
GV: Để hiểu thêm về sở hữu, chúng ta học bài hôm nay : Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
2- Dạy nội dung bài mới .
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV
GV
 ?
 ?
 ?
 ?
GV
GV
GV
 ?
 ?
GV
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
GV
GV
GV
 ?
GV
GV
 ?
 ?
 ?
GV
GV
 ?
GV
 ?
GV
 ?
 ?
 ?
GV
GV
GV
GV
GV
 ?
GV
 ?
GV
 Hoạt động 1
Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề
Yêu cầu HS đọc mục đặt vấn đề
Chia lớp thành 3 nhóm và tổ chức cho học sinh thảo luận các tình huống trong SGK 
GV giao câu hỏi cho từng nhóm
Nhóm 1 : Những người sau đây có quyền gì ? Em hãy chọn đúng các mục tương ứng ?
Người chủ xe máy 
Người được giao giữ xe máy 
 Người muợn xe máy
Nhóm 2 : Người chủ xe có quyền gì ? Em hãy chọn các nội dung tương ứng ?
 Cất giữ trong nhà
Dùng để đi chở hàng
 Bán, tặng , cho mượn
Nhóm 3 : Trong những trường hợp trên ai có quyền sở hữu chiếc xe, ai chỉ có quyền sử dụng xe ?
Nhóm 4. Bình cổ ông An tìm được có thuộc về ông An không ?Vì sao ? ông An có quyền bán chiếc bình cổ đó không ? Vì sao ?
Chốt lại: 
- Chiếm hữu là chiếm giữ tài sản 
- Định đoạt là quyết định số phận tài sản - Sử dụng là dùng đúng mục đích .
 Thảo luận cả lớp
Giúp HS xác định những tài sản thuộc về công dân.
Yêu cầu học sinh kể tên một số tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân trong gia đình.
 Gia đình em có tài sản gì ?
 Bố mẹ em có sở hữu lương không ?
Nêu một số VD để HS xác định quyền sở hữu.
 Nhà ở do nhà nước cấp gia đình em có quyền sở hữu không ?
Bác Hùng xin góp tiền vốn để nuôi tôm. Bác có quyền gì ?
Chú An mua máy xay xát để sản xuất. Quyền tài sản của chú An là gì ?
Bố mẹ em có sổ tiết kiệm không ? Tiền này gọi là tiền gì ? 
Cô Hạnh có người bà con đi nước ngoài gửi biếu tiền , cô có được sử dụng không ? 
Kẻ bảng và gợi ý học sinh trả lời 
Chốt lại : Cần có hành vi tôn trọng ,có trách nhiệm với tài sản được giao quản lý, giữ gìn cẩn thận, không để mất mát, hư hỏng....Nhặt được của rơi trả người đã mất , vay trả đúng hẹn ...Gây thiệt hại phải bồi thường ...
Cho HS làm bài tập vận dụng
GV treo bảng phụ bài tập sau :
Trong các tài sản sau đây , tài sản nào thuộc sở hữu của công dân ?
 ( Đánh dấu x vào ý kiến đúng )
1- Phần vốn, tài sản trong doanh nghiệp tư nhân.
2- Đất đai
3- Trường học
4- Bệnh viện
5- Đường xá
6- khoáng sản
7- Máy móc phòng khám tư nhân
Nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 2
 Tìm hiểu nội dung bài học
Qua phần tìm hiểu mục đặt vấn đề các em đã hiểu được quyền sở hữu của công dân.
Vậy em hãy cho biết thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân ?
Quyền sở hữu tài sản của công dân gồm những quyền gì ?Nội dung của các quyền đó như thế nào ?
Công dân có những quyền sở hữu nào ? cho ví dụ.
Chốt lại nội dung bài học 1 ( SGK-45), yêu cầu HS đọc 
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân bằng pháp luật
Đối với những tài sản của người khác cần tôn trọng như thế nào.
Chốt lại : Bên cạnh quyền sở hữu , chúng ta cần phải biết tôn trọng tài sản của người khác và nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu .
Theo em nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện đức tính gì ?
Tổ chức cho HS thảo luận ( Cho cả lớp cùng thảo luận ) về quy định của nhà nước về quyền sở hữu
Câu 1 : Vì sao Pháp luật lại quy định các tài sản có giá trị như nhà ở, đất đai, ô tô, xe máy phải đăng kí quyền sở hữu?
Câu 2 : Đăng kí quyền sở hữu có phải là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản không ? Vì sao ?
Câu 3 : Nêu một số biện pháp nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của công dân ?
Nhận xét và cho điểm học sinh trả lời tốt
Ghi nhanh ý kiến lên bảng
Kết luận : Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân. Việc đăng kí quyền sở hữu đối với các tài sản có giá trị là cơ sở để nhà nước quản lí và có biện pháp bảo vệ thích hợp khi có sự việc bất thường xảy ra. Tăng cường và coi trọng việc giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ quyền sở hữu của công dân. 
Đọc cho cả lớp nghe Điều 175 và 178 Bộ luật dân sự 
 Hoạt động 3
 Hướng dẫn HS làm bài tập SGK
Vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu cô cùng các em làm một số bài tập sau.
Chỉ định HS đọc yêu cầu bài tập
 Khi thấy một bạn nào đó cùng trang lứa với em đang lấy tiền của người khác , em sẽ làm gì ? Vì sao em làm như vậy? 
Nêu yêu cầu bài tập
Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến nội dung bài học này .
Kết luận, chuyển ý.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ (10’)
HS đọc mục đặt vấn đề.
HS thảo luận nhóm, cử thư ký ghi chép. Đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung.
 Nhóm 1 trả lời
 a- Giữ gìn bảo quản xe 
 b- Sử dụng xe để đi
 c- Bán, tặng , cho người khác
 Nhóm 2 trả lời
 a- Sử dụng 
 b- Định đoạt 
 c- Chiếm hữu 
 Nhóm 3 trả lời : 
- Người chủ chiếc xe máy có quyền sở hữu chiếc xe ( chiếm hữu, sử dụng, định đoạt )
- Người mượn xe có quyền sử dụng chiếc xe.
 Nhóm 4 trả lời :
- Bình cổ không thuộc về ông An mà thuộc về nhà nước .
- Chủ sở hữu mới có quyền bán bình cổ đó là cơ quan văn hoá hoặc viện bảo tàng 
HS kẻ bảng và gọi tên các loại tài sản.
 Ví dụ tài sản
-> Tủ lạnh, quạt, ti vi , xe máy ..
 ( Tư liệu sinh hoạt )
-> Lương , phụ cấp đi làm của bố mẹ
 ( Thu nhập hợp pháp )
HS xác định và trả lời 
-> Có thuộc quyền sở hữu
-> Nuôi tôm , bán hàng , kinh doanh ( Góp vốn kinh doanh )
-> Máy xay xát, máy cày bừa.....( Sử dụng Tư liệu sản xuất )
->Tiết kiệm vàng, tiền ..(Của cải để dành )
-> Được sử dụng vì số tiền đó đã thuộc quyền sở hữu của cô Hạnh.
HS nhận xét, tranh luận
HS liên hệ với những phẩm chất đạo đức đã học
HS trao đổi, trả lời cá nhân, nhận xét, bổ sung.
- Đáp án : 1 , 7 thuộc quyền sở hữu của công dân.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC ( 10’)
HS tìm hiểu nội dung bài học
HS trả lời cá nhân rút ra bài học 1
1. Quyền sở hữu tài sản của công dân
* Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân( chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.
* Quyền sở hữu tài sản bao gồm :
- Quyền chiếm hữu: Trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.
- Quyền sử dụng: Khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó.
- Quyền định đoạt: Quyết định đối với tài sản: Mua, bán, tặng, cho, vứt bỏ, phá huỷ, để lại thừa kế.....
* Sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt. 
HS đọc bài học 1
HS trả lời cá nhân
HS trả lời theo nội dung bài học 2
2. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
- Tôn trọng, không xâm phạm tài sản của người khác. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
- Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn, mượn phải giữ gìn cẩn thận.
- Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu. Nếu làm hỏng phải sửa chữa và bồi thường tương ứng giá trị tài sản.
- Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định.
HS đọc bài học 2
HS trả lời cá nhân
-> Thể hiện phẩm chất thật thà, trung thực , liêm khiết ...
(HS liên hệ với những phẩm chất đạo đức đã học)
HS hoạt động độc lập tự trao đổi , trả lời ý kiến cá nhân.
Cả lớp tranh luận ,giải đáp.
3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.
- Pháp luật quy định những tài sản có giá trị như : nhà ở, đất đai, ô tô ,xe máy phải đăng kí quyền sở hữu, vì có dăng kí quyền sở hữu thì nhà nước sẽ bảo vệ tài sản cho công dân khi bị xâm phạm.
- Đăng kí quyền sở hữu là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản . Vì có đăng kí quyền sở hữu thì công dân mới có cơ sở pháp lí để tự bảo vệ tài sản.
- Biện pháp của nhà nước :
+ Quy định về quyền và nghĩa vụ 
+ Cách thức bảo vệ tài sản 
+ Quy định đăng ký tài sản 
+ Quy định hình thức, biện pháp xử lý 
+ Quy định trách nhiệm của công dân 
+Tuyên truyền , giáo dục công dân có ý thức bảo vệ tài sản và có ý thức tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác.
HS lắng nghe, ghi vở
III. BÀI TẬP (5’)
HS làm bài tập củng cố
 1-Bài tập 1.(SGK- 46)
HS trả lời cá nhân.
+ Em sẽ làm động tác để người đó biết mình đang bị mất cắp, sau đó em sẽ khuyên bạn .
+ Vì tài sản đó do lao động vất vả họ mới có được , làm như vậy là không thật thà , là xấu, bị pháp luật xử lý .
 2-Bài tập 5 (SGK- 47).
HS làm bài tập, trả lời, nhận xét, bổ sung
* Tục ngữ: 
- Cha chung không ai khóc 
- Của mình thi giữ bo bo 
 Của người thì để cho bò nó ăn 
- Ăn một miếng, tiếng một đời
- Lòng tham không đáy 
* Ca dao : 
Chim tham ăn va vào vòng lưới 
Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu .
3. Củng cố, luyện tập (5’)
 GV: Yêu cầu 1 HS đọc lại nội dung 3 bài học ( SGK-45)
 GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai ( nếu còn thời gian )
 GV : Đưa ra các tình huống bài tập 2 , bài tập 3 SGK
 HS : Xây dựng kịch bản phân vai và lời thoại.
 HS : Nhận xét tiểu phẩm và rút ra bài học.
 GV : Nhận xét, giải đáp.
 Bài tập 2: Bình hành động như thế là sai. Vì pháp luật quy định : Nhặt được của rơi trả lại cho người mất. Nếu là em, em sẽ đem tới đồn công an nhờ các chú công an trả lại cho người bị mất.
Bài tập 3: Hà không được quyền sử dụng chiếc xe đó vì Hà không có quyền sở hữu chiếc xe đó.Ông chủ cửa hàng chỉ có quyền trông giữ chiếc xe đó căn cứ theo giấy ký kết cầm đồ . chị Hoa có quyền đòi bồi thường từ ông chủ cửa hàng đó.
GV : Kết luận toàn bài
 Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là những lợi ích và trách nhiệm pháp lí rất thiết thực của mỗi người trong cuộc sống. Trách nhiệm của mối công dân là phải sử dụng chúng một cách đúng đắn để đem lại lợi ích cho cá nhân, tập thể và xã hội . Đồng thời không xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, của tổ chức hay nhà nước.
 4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập về nhà (1’)
- Học thuộc ghi nhớ
- Tìm hiểu quy đinh của pháp luật 
- Xem trước bài 17

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 16. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác (2).doc