Tiết 23, Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

Sau bài học, HS cần

- Nắm được khái niệm khí áp và gió.

- Trình bày được sự phân bố các đai áp và gió thường xuyên trên Trái đất.

2. Kĩ năng

- Biết sử dụng hình vẽ để mô tả về các loại gió thường xuyên trên Trái đất.

II. Các thiết bị dạy học:

- Gv: giáo án, sgk, lược đồ các đai khí áp trên TĐ, các loại gió chính trên TĐ và các hoàn lưu khí quyên

- Hs: sgk, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sgk

III. Họat động trên lớp:

1. ổn định lớp

2. 2. Bài mới

Bên cạnh nhiệt độ thì khí áp và gió cũng là những yếu tố quan trọng của khí hậu. Vậy khí áp và gió là gì? Chúng được phân bố như thế nào trên Trái Đất? Để trả lời cho những câu hỏi này ta cùng tìm hiểu vào bài ngày hôm nay.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4561Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 23, Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23. BÀI 19. KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
Mục tiêu: 
Kiến thức
Sau bài học, HS cần
- Nắm được khái niệm khí áp và gió.
- Trình bày được sự phân bố các đai áp và gió thường xuyên trên Trái đất.
2. Kĩ năng
- Biết sử dụng hình vẽ để mô tả về các loại gió thường xuyên trên Trái đất.
II. Các thiết bị dạy học:
Gv: giáo án, sgk, lược đồ các đai khí áp trên TĐ, các loại gió chính trên TĐ và các hoàn lưu khí quyên
Hs: sgk, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sgk
III. Họat động trên lớp:
ổn định lớp
2. Bài mới
Bên cạnh nhiệt độ thì khí áp và gió cũng là những yếu tố quan trọng của khí hậu. Vậy khí áp và gió là gì? Chúng được phân bố như thế nào trên Trái Đất? Để trả lời cho những câu hỏi này ta cùng tìm hiểu vào bài ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Khí áp và các đai khí áp trên Trái Đất.
Hãy nhắc lại chiều dày khí quyển là bao nhiêu? (60.000km)
? Không khí có trọng lượng không?
TL: Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng
GV: Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí TB nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60.000km đã tạo ra một sức ép rất lớn đối với mặt đất gọi là khí áp.
?Vậy khí áp là gì? Dụng cụ đo khí áp?
HS: Đọc SGK và trả lời
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
- Dụng cụ đo khí áp là : Khí áp kế
GV: Giới thiệu về khí áp kế
Khí áp kế là một dụng cụ dung để đo áp suất của khí quyển. Nó cho phép dự đoán sự thay đổi của thời tiết, Chẳng hạn, nếu áp suất giảm xuống trong khí áp kế, đó là dấu hiệu có cơn giông.Khí áp được phát minh vào thế kỉ 17 bởi nhà bác học người Ý tên là Torricelli. Ông đổ thủy ngân vào 1 ống thủy tinh dài. Rồi ông lộn nó, đặt ngập miệng ống trong 1 chiếc chậu cũng đựng đầy thủy ngân. Ống thủy tinh không dốc hết thủy ngân vào chậu mà phần còn lại luôn ở mức gần như không thay đổi. Ông cũng nhận ra rằng, độ cao của cột thủy ngân cũng thay đổi nhẹ từ ngày này sang ngày khác. Và ông khám phá ra nguyên lí của khí áp kế, áp suất khí quyển tác động lên chậu thủy ngân, ngăn không cho thủy ngân không thoát ra ngoài. Khi áp suất này tăng lên hay giảm đi, nó làm cho mức thủy ngân trong ống thủy tinh nâng lên hoặc hạ xuống
Gồm có 2 loại khí áp là khí áp kế thủy ngân và khí áp kế kim loại.
Ngày nay để cho tiện thì người ta thường dung khí áp kế kim loại đựng trong hộp nhựa và đơn vị đo tính bằng miliba. Khí áp bằng 760 mm thủy ngân tương đương với 1013 miliba ở khí áp kế kim loại.
Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân và atmotphe
Khí áp trung bình chuẩn = 760mmHg
- Nếu cột thủy ngân cao hơn 760mmHg thì là khí áp cao (có tính chất khô, lạnh)
- Nếu chưa tới 760 mm Hg thì là khí áp thấp (có tính chất nóng, ẩm)
Chuyển ý: Trên TĐ có các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp. Chúng được phân bố như thế nào? 
b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất
? Xác định trên H50 vị trí các đai áp thấp và các đai áp cao?
HS: Xác định trên H50 
? Nhận xét về sự phân bố các đai khí áp cao và đai khí áp thấp theo chiều vĩ tuyến? 
HS: Các đai khí áp phân bố xen kẽ nhau, đối xứng với nhau qua mặt phẳng xích đạo
?Nguyên nhân nào đã hính thành nên các đai khí áp?
TL:
Hai áp cao cực, phát sinh do nhiệt độ rất thấpà không khí bị co lạià tỉ trọng của không khí tăng lênà khí áp tăng
 Hai đai áp cao chí tuyến: do nhiệt độ cao ở vùng XĐ làm cho không khí nở ra và bốc lên cao, tỏa sang hai bên, lạnh dần và nén xuống các lớp không khí ở vĩ tuyến 300B và N
Hai áp thấp ôn đới: do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới
 Áp thấp xích đạo: do nhiệt độ cao, không khí nở ra và bốc lên caoà tỉ trọng không khí giảmà khí áp giảm
Tuy nhiên, trên thực tế, các đai khí áp không liên tục mà bị chia ra thành từng khu khí áp riêng biệt do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương
Chuyển ý: Các em đã nghe tên bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài Xuân Quỳnh có viết:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Xuân Quỳnh đã đưa ra câu hỏi“Gió bắt đầu từ đâu?”vậy các em có muốn giúp nhà thơ Xuân Quỳnh giải đáp câu hỏi này không? Nếu muốn thì chúng ta cùng tìm hiểu phần 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển để giúp nhà thơ Xuân Quỳnh giải đáp được câu hỏi này.
Hoạt động2: Gió và các hoàn lưu khí quyển
? Dựa vào nội dung kiến thức trong SGK và kiến thức thực tế em hãy nêu khái niêm gió là gì? 
HS: - Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
- Nguyên nhân sinh ra gió : có sự chêch lệch khí áp cao và khí áp thấp giữa hai vùng tạo ra.
 ?Nguyên nhân sinh ra gió? 
TL: do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi khí áp cao và nơi có khí áp thấp, không khí bị dồn từ nơi có khí áp cao về nơi khí áp thấp tạo ra gió
Áp thấp có nhiệt độ cao, không khí giãn nở và nhẹ đi, không khí nhẹ hơn sẽ bốc lên cao, để lại một khoảng trống, không khí xung quanh sẽ ùa vào, lấp đầy khoảng trông đó. Sự chuyển động này của không khí chính là gió
GV: Sự chênh lệch hai khí áp cao và thấp càng lớn thì gió càng mạnh hay càng yếu? và nếu khí áp hai vùng bằng nhau thì sao?
HS:+ Độ chênh áp suất không khí giữa hai vùng càng lớn thì dòng không khí càng mạnh, nên gió càng to. Độ chênh áp suất nhỏ, không khí vận chuyển chậm thì gió càng yếu. 
 + Nếu áp suất giữa hai vùng bằng nhau thì sẽ không có gió.
? Dựa vào kiến thức trong sgk và cho biết, hoàn lưu khí quyển là gì? 
HS: Là sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn.
- GV mở rộng: Vai trò của hoàn lưu khí quyển là giúp điều hòa và phân phân phối lại nhiệt, ẩm làm giảm bớt sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm giữa các vùng vĩ độ khác nhau trên phạm vi toàn Trái đất.
GV : treo hình 51. Các loại gió chính trên Trái Đất và các hoàn luuw khí quyển lên bảng.
-Tổ chức thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập
Nhóm 1: Phạm vi hoạt động và hướng thổi của gió Tín Phong.
Nhóm 2: Phạm vi hoạt động và hướng thổi của gió Tây ôn đới
Nhóm 3: Phạm vi hoạt động và hướng thổi của gió Đông cực
Gió
Hướng
Phạm vi hoạt động
Nửa
cầu
Bắc
Nửa cầu
Nam
Tín phong
Tây ôn đới
Đông cực
Nhóm 4: Em có nhận xét gì về hướng thổi của gió Tín phong và gió Tây ôn đới? 
Gió Tín phong và gió Tây ôn đới  thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch về .. ở nửa cầu  và về .. ở nửa cầu .
Các loại gió không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà bị lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và lệc về phía tay trái ở nửa cầu Nam đó là do chịu ảnh hưởng của lực Coriollis do sự tự quay của TĐ sinh ra
 GV: nhận xét và chốt lại kiến thức
? Vì sao gió Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 300B và N về XĐ
HS TL
? Vì sao gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng các vĩ độ 300B và N lên khoảng các vĩ độ 600B và N?
HSTL
? Lợi ích và tác hại của Gió ?
Lợi ích  gió tác động đến sự vận động của biển.
VD: Tạo sóng(sóng là một trong sự vận động của biển).
Một số loài chim cũng lợi dụng gió để lượn.(VD:hải âu,...
Một số loài cây cũng phát tán quả và hạt nhờ gió(VD:bồ công anh, hạt trâm bầu,...)
Gió thường có lợi cho con người. Nó có thể quay các cánh quạt của các cối xay gió giúp chúng ta xay gạo, đẩy thuyền buồm, thả diều. Nó là một trong những nguồn năng lượng sạch....
-Tác hại
Đó là trong các cơn bão, gió có vận tốc cao dễ làm ngã đổ cây cối, cột đèn, làm tốc mái nhà ; gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cơ ở vật chất;sức khỏe và tính mạng của con người ....)
Nhận xét : Gió Tín phong và Gió Tây ôn đới là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. Chúng tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên Trái đất.
1. Khí áp – Các đai khí áp trên Trái Đất.
a) Khí áp
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
- Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế.
Đơn vị đo khí áp là mmHg và atmotphe (atm)
- Khí áp trung bình chuẩn bằng 760mmHg. 
+ Nếu > 760mmHg: áp cao.
+ Nếu < 760mm Hg: áp thấp.
b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất
- Trên Trái Đất, khí áp được phân bố thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo đến hai cực.( Gồm 7 đai khí áp)
+ Các đai khí áp thấp(T) nằm Xích Đạo và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam
+ Các đai khí áp cao(C) nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam, 900 Bắc và Nam 
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển.
a) Khái niệm
- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
b) Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái đất.
Gió 
Hướng thổi
Phạm vi hoạt động
Nửa cầu 
Bắc
Nửa cầu Nam
Gió Tín phong
Đông Bắc
Đông Nam
Thổi từ các đai cao áp chí tuyến ở hai bán cầu về đai áp thấp xích đạo
Gió Tây ôn đới 
Tây Nam
Tây Bắc
Gió thổi từ các đai cao áp chí tuyến( 300B, N) về các đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 600 ở hai bán cầu
Đông cực
ĐB
ĐN
Thổi từ 900 Bắc , Nam về 600 Bắc , Nam
3. Củng cố
1. Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
Câu 1. Khí áp cao có trị số:
Bằng 760 milimét thủy ngân
Nhỏ hơn 760 milimét thủy ngân
Lớn hơn 760 milimét thủy ngân
Luôn thay đổi
Câu 2. Nguyên nhân sinh ra gió trên bề mặt Trái Đất là do:
Sự khác nhau về vĩ độ
Sự chênh lệch về áp suất không khí
Sự khác nhau về độ cao địa hình
Độ xa, gần biển
Câu 3. Gió Tín phong quanh năm thổi từ vĩ độ nào về Xích Đạo?
300 Bắc và Nam
600 Bắc và Nam
900 Bắc và Nam
66033’ B và N
Câu 4. Gió Tây ôn đới thổi từ vĩ độ nào tới khoảng 600 vĩ Bắc và Nam?
A. 300 Bắc và Nam
B. 600 Bắc và Nam
C. 900 Bắc và Nam
D. 66033’ B và N
4. Dặn dò
	- Học bài và vẽ hình 51 vào vở.
- Đọc trước bài 20.
Tìm hiểu về quá trình hình thành mưa
Xem sự báo thưoir tiết, ghi lại nhưng yếu tố được nhắc tới

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Khí áp và gió trên Trái Đất (2).doc