I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Học sinh nắm được định nghĩa ước và bội của một số ,
Ký hiệu tập hợp các ứơc , các bội của một số .
2. Kĩ năng : Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hay là bội của một số cho trước . Biết tìm ứơc và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản . Học sinh biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản
3. Thái độ : Rèn tính chính xác , cẩn thận khi làm bài .
II. CHUẨN BỊ:
GV: Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ ghi sẵn đề bài ? ở SGK và các bài tập củng cố.
HS: Sách giáo khoa và SBT
III. PHƯƠNG PHÁP : Nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở ,vấn đáp đan xen hoạt động nhóm
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 24: §13. ƯỚC VÀ BỘI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Học sinh nắm được định nghĩa ước và bội của một số , Ký hiệu tập hợp các ứơc , các bội của một số . 2. Kĩ năng : Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hay là bội của một số cho trước . Biết tìm ứơc và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản . Học sinh biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản 3. Thái độ : Rèn tính chính xác , cẩn thận khi làm bài . II. CHUẨN BỊ: GV: Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ ghi sẵn đề bài ? ở SGK và các bài tập củng cố. HS: Sách giáo khoa và SBT III. PHƯƠNG PHÁP : Nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở ,vấn đáp đan xen hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ:3’ HS1 : Tìm xem 12 chia hết cho những số tự nhiên nào ? Viết tập hợp A các số tự nhiên vừa tìm được. HS2: Tìm xem những số tự nhiên nào chia hết cho 3 ? Viết tập hợp B các số tự nhiên vừa tìm được. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy và trò Phần ghi bảng * Hoạt động 1: Ước và bội 15’ GV : Hãy viết các số sau dưới dạng tích của các thừa số : 12 ; 7 ; 2; 1 HS : 12 = 1.2.2.3 = 2.6 = 3.4 = 1.12 7 = 1.7. 1 =1.1. 2 = 2.1 *GV : -Nhận xét và kết luận : Ta thấy 12 đều chia hết cho các số 1 ; 2 ; 3 ; 4; 6 ; 12.Khi đó ta nói 1 ; 2 ; 3 ;4; 6 ;12 gọi là ước của 12. và 12 gọi là bội của 1 ; 2 ; 3 ; 4; 6 ; 12. Tương tự với các số còn lại. GV: Nếu có số tự nhiện a chia hết cho số tự nhên b thì ta nói a là bội của b, b gọi là ước của a. GV: Ghi nếu a b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a HS: Đọc định nghĩa SGK. GV: Ghi tóm tắt lên bảng. a là bội của b a b b là ước của a ♦ Củng cố: 1/ 6 3 thì 6 là gì của 3 và 3 là gì của 6? 2/ Làm ?1 SGK. GV: Yêu cầu HS trả lời “vì sao” ở mỗi câu. * Hoạt động 2: Cách tìm ước và bội GV: Ghi đề bài tập trên bảng phụ. Hãy tìm vài số tự nhiên x sao cho x 7? HS: Có thể tìm x = 14; 0 ; 7; 28 .... GV: Có thể tìm bao nhiêu số tự nhiên như vậy? HS: Có vô số số. GV: x 7 thì theo định nghĩa x là gì của 7? HS: x là bội của 7. GV: Tất cả các số chia hết cho 7, ta gọi là tập hợp bội của 7.Ký hiệu: B(7) GV: Giới thiệu dạng tổng quát tập hợp các bội của a, ký hiệu là : B(a) GV: Để tìm tập hợp các bội của 7 như thế nào ta qua ví dụ 1 mục 2/44 SGK. GV: Cho HS tự đọc ví dụ Hỏi: Để tìm các bội của 7 ta làm như thế nào? HS: Nêu cách tìm như SGK. GV: -Nhận xét. - Muốn tìm bội của một số khác 0 bất kì ta làm thế nào ? HS: Nêu lại cách tìm các bội của 1 số khác 0 Và đọc phần in đậm /44 SGK. ♦ Củng cố: Làm ?2 - Làm bài 113a/44 SGK GV: Hướng dẫn HS - Trước tiên ta tìm B(8) = {0; 8; 16...} - Vì x B(8) và x < 40 Nên: x {0; 8; 16; 24; 32} GV: Ghi đề bài trên bảng phụ. Hãy tìm các số tự nhiên x sao cho: 8 x GV: Hỏi :8 x thì x có quan hệ gì với 8?(x là ước của 8) GV: Em hãy tìm các ước của 8?(x = 1; 2; 4; 8) GV: Tất cả các ước của 8 ta gọi là tập hợp ước của 8, ký hiệu: Ư(8) GV: Từ đó giới thiệu tập hợp các ước của b, ký hiệu là: Ư(b) GV: Vậy để tìm tập hợp các ước của 8 như thế nào ta xét qua ví dụ 2 mục 2/44 SGK. GV: Cho HS tự đọc ví dụ. Hỏi: Để tìm các ước của 8 ta làm thế nào? GV: Hướng dẫn cách tìm như ví dụ 2 SGK. *GV: - Nhận xét. - Muốn tìm tập hợp các ước của một số a >1 bất kì ta làm thế nào ?. *HS: Trả lời *GV: Nhận xét và khẳng định: Ta có thể tìm các ước của a (a > 1) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số là ước của a. HS: Đọc phần in đậm /44 SGK ♦ Củng cố:2’ Làm?3; ?4. Làm bài 113c/44 SGK. 1. Ước và bội * Định nghĩa: SGK a là bội của b a b b là ước của a ?1 Giải: a, 18 là bội của 3 nhưng không phải là bội của 4 Vì : b, 4 là ước của 12 nhưng không phải là ước của 15. Vì: 2. Cách tìm ước và bội 20’ a/ Cách tìm các bội của 1 số - Tập hợp các bội của a: Ký hiệu: B(a) Ví dụ 1: SGK Ta có: 7.0 = 0; 7.1 = 7; 7.2 = 14; 7.3 = 21; 7.4 = 28; 7.5 = 35. Do bội của 7 nhỏ hơn 30, nên khi nhân 7 với 4 là ta dừng lại. Vậy bội của 7 là các số :0; 7; 14; 21; 28. * Cách tìm các bội của 1 số: Ta lấy số đó nhân lần lượt với 0; 1; 2; 3... ?2 Tìm các số tự nhiên x mà x B (8) và x < 40. Giải Các số x là : 0; 8; 16; 24; 32. b/ Cách tìm ước của 1 số: - Tập hợp các ước của b Ký hiệu: Ư(b) Ví dụ 2: SGK Ta có: 8 :1; 8:2; .; 8:8. Chỉ có 8 chia hết cho các số :1; 2; 4; 8. Vậy tập hợp các ước của 8 là Ư(8) ={1; 2; 4; 8} * Cách tìm các ước của 1 số: Ta lấy số đó chia lần lượt từ 1 đến chính nó. Mỗi phép chia hết cho ta 1 ước. ?3. Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12} ?4 Ư(1) = {1 }. B(1) = {1 ; 2 ; 3 ; .... } 4. Củng cố:3’ ?Nêu cách tìm bội và tìm ước của một số Số 1 chỉ có một ước là 1 và là ước của bất kỳ số tự nhiên nào Số 0 là bội của mọi số tự nhiên khác 0 Học sinh lớp 6A xếp hàng 4 không lẻ Tìm số học sinh của lớp 6A biết số học sinh của lớp trên 40 và không quá 45 - Lớp 6A có 48 học sinh được chia đều vào các tổ có bao nhiêu cách chia tổ mỗi tổ có bao nhiêu học sinh - Cho biết: a . b = 40 (a, b Î N*) ; x = 8 y (x, y Î N*) Điền vào chỗ trống cho đúng : a là .......... của . .......... b là .......... của ........... x là .......... của .......... y là .......... của .......... 5. Hướng dẫn về nhà:2’ Học kỹ cách tìm ước và bội . - Làm bài tập 111; 112; 113b,c; 114/45 SGK - Làm bài 142; 143; 144; 145; 146; 147/20 SBT. VI. Rót kinh nghiÖm: ................................................................................................ ....................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: