Tiết 24, Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng - Phạm Thị Thu Hoa

I - Mục tiêu bài học :

 1- Kiến thức:

- Hiểu thế nào là tài sản NN, lợi ích công cộng.

- Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản NN, lợi ích công cộng.

- Nêu được trách nhiệm của NN trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản NN, lợi ích công cộng.

 2- Kĩ năng:

- Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức XH trong việc bảo vệ tài sản NN, lợi ích công cộng.

 3- Thái độ:

- Có ý thức tôn trọng TSNN, lợi ích công cộng, tích cực tham gia giữ gìn tài sản NN và lợi ích công cộng.

- Phê phán những hành vi gây thiệt hại đến tài sản NN và lợi ích công cộng.

II- Tài liệu và phương tiện

- SGK GDCD8

- Hiến pháp 1992, điều 17 và 78, Bộ luật hình sự 1999, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 1998 (SD văn bản, giấy A0 ghi 1 số điều luật).

- Câu chuyện về tấm gương dũng cảm bảo vệ tài sản NN và lợi ích công cộng.

- Máy chiếu, giấy AO, bút dạ (bảng phụ, phấn)

- HS chuẩn bị những ví dụ thực tế về tôn trọng, bảo vệ hoặc ko tôn trọng, bảo vệ tài sản NN và lợi ích công cộng.

 

docx 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2956Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 24, Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng - Phạm Thị Thu Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 – Tiết 24
Soạn 01/2/2013
BÀI 17
NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
 VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG
I - Mục tiêu bài học :
	1- Kiến thức:
- Hiểu thế nào là tài sản NN, lợi ích công cộng.
- Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản NN, lợi ích công cộng.
- Nêu được trách nhiệm của NN trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản NN, lợi ích công cộng.
	2- Kĩ năng:
- Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức XH trong việc bảo vệ tài sản NN, lợi ích công cộng.
	3- Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng TSNN, lợi ích công cộng, tích cực tham gia giữ gìn tài sản NN và lợi ích công cộng. 
- Phê phán những hành vi gây thiệt hại đến tài sản NN và lợi ích công cộng. 
II- Tài liệu và phương tiện
- SGK GDCD8
- Hiến pháp 1992, điều 17 và 78, Bộ luật hình sự 1999, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 1998 (SD văn bản, giấy A0 ghi 1 số điều luật).
- Câu chuyện về tấm gương dũng cảm bảo vệ tài sản NN và lợi ích công cộng.
- Máy chiếu, giấy AO, bút dạ (bảng phụ, phấn)
- HS chuẩn bị những ví dụ thực tế về tôn trọng, bảo vệ hoặc ko tôn trọng, bảo vệ tài sản NN và lợi ích công cộng.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1- Kiểm tra bài cũ : 
a/ Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu mà em chọn:
Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân:
A- Tiền lương, tiền công lao động.
B- Xe máy, ti vi cá nhân trúng thưởng.
C- Cổ vật được tìm thấy khi đào móng làm nhà.
D- Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng Nhà nước.
b/ Em hiểu quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Hãy nêu những tài sản mà em được sở hữu.
2- Giới thiệu bài : Học bài 16 các em đã hiểu biết được tài sản nào là thuộc quyền sở hữu của CD- Vậy các tài sản ko thuộc quyền sở hữu của CD thì thuộc về ai? (Của tập thể hoặc của NN) → Bài 17: 
Hoạt động của GV & HS
Kiến thức cơ bản (Ghi vở)
HĐ1: PP trò chơi, KTTD àTìm hiểu thế nào là TSNN và lợi ích cộng cộng?
* PP trò chơi: Tiếp sức (3 phút)
- Chia bảng làm 4: mỗi tổ lần lượt 1HS lên ghi 1 tên tài sản NN lên bảng.
- Tổ nào ghi được nhiều, đúng, nhanh, trật tự là tổ đó thắng.
- GV cho HS bổ sung và chốt lại đâu là tài sản của Nhà nước.
* Vậy thế nào là tài sản của Nhà nước?
- Tài sản của Nhà nước khác tài sản của công dân ntn? (Khác ở chỗ TSNN thuộc sở hữu toàn dân, do NN chịu trách nhiệm quản lí) → HS ghi vở.
- GV cho 1 HS đọc Điều 17, Hiến pháp 1992 (SGK tr 48)
* Em hiểu thế nào là lợi ích công cộng? Cho VD? (PP KTTD)
- Công viên, vườn hoa: lợi ích về tinh thần
* Vai trò của TSNN và Lợi ích công cộng?
 HĐ2: PP nêu gương àTìm hiểu Nghĩa vụ trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng.
* Hãy nêu 1 tấm gương về tinh thần trách nhiệm và lòng dũng cảm đ/tr ngăn chặn những hành vi phá hoại, bảo vệ tài sản NN (VD: Gương các chiến sĩ công an dũng cảm đ/tr chống bọn tội phạm để bảo vệ tài sản NN, gương cán bộ kiểm lâm chống lâm tặc để bảo vệ rừng).
- Lớp nêu nhận xét, trao đổi về câu chuyện bạn nêu.
GV nêu 1 vài tấm gương tiêu biểu.
* Pháp luật đã qui định nghĩa vụ của CD trong vấn đề này ntn? (HS đọc nội dung ý 2 – sgk tr 48 và ghi vở Học SGK).
- GV giới thiệu thêm 1 số qui định của pháp luật về Nghĩa vụ trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng của CD, về trách nhiệm của cá nhân tổ chức trong công tác quản lí TSNN: Điều 78 HP 1992, điều 144 và 278 Bộ luật Hình sự 1999 (sgk tr 48,49).
* Liên hệ: Bản thân và tập thể về những hành vi đúng và chưa đúng trong việc bảo vệ của cải nhà trường. Nêu phương hướng và kế hoạch, biện pháp khắc phục những thiếu sót. 
* HĐ3: PP đàm thoại à Trách nhiệm cuả NN trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng?
- NN quản lí TSNN và lợi ích công cộng theo phương thức nào? (Tự mình quản lí? Giao cho các tổ chức, cá nhân quản lí? Mọi CD đều có quyền khai thác, sử dụng?)
- Các tài sản NN giao cho các tổ chức, cá nhân quản lí, sử dụng thì NN quản lí bằng cách nào?
- Các công trình phúc lợi công cộng được quản lí ntn?
- Cho 1HS đọc ý 3 – sgk tr 48
1/ Thế nào là tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng? Vai trò?
* Tài sản Nhà nước: Là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. VD: đất đai, sông, hồ, vùng trời, vùng biển, tài nguyên trong lòng đất(Điều 17- HP 1992)
* Lợi ích công cộng: Là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. VD: lợi ích do các công trình công cộng mang lại như: công viên, vườn hoa, cầu đường, sân vận động, cung văn hoá
* TSNN và Lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
2/ Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng? (SGK tr 48 – ý 2)
- Không được xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân) tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng.
- Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản Nhà nước thì phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí.
3/ Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng? (SGK tr 48 – ý 3)
- Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các qui định pháp luật về quản lí và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân (TSNN) .
- Tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng.
Tổng kết: tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng là để phục vụ chung cho nhu cầu của tất cả mọi người, trong đó có bản thân chúng ta, nhằm phát triển kinh tế, XH đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ND, vì vậy chúng ta có trách nhiệm phai rtoon trọng và bảo vệ, không được có hành vi xâm phạm dù là nhỏ. Khi thấy có hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng, chúng ta phải nhắn nhở, ngăn chặn.
4/ Luyện tập, củng cố (3 phút): PP Thảo luận nhóm
- Tổ 1: Làm BT 1 (SGK tr 49)
- Tổ 2,3: Làm BT 2a.2b (SGK tr 49) – Gợi ý trả lời: SGV tr 94
- Tổ 4: Làm BT 3 (SGK tr 49) – Gợi ý trả lời: SGV tr 94
* Sau đó cho đại diện HS /tổ trả lời
5/ Hướng dẫn học tập:
- Hoàn chỉnh các bài tập trong SGK tr49
- Xem trước nội dung bài 18, trả lời các câu hỏi gợi ý trong phần Đặt vấn đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 17. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng - Phạm Thị Thu Hoa - THCS T.docx