Tiết 24, Bài 24: Vẽ theo mẫu Cái ấm tích và cái bát (Tiết 2 - Vẽ đậm nhạt)

+ B1: Phân mảng đậm, đậm vừa, nhạt, sáng.

+ B2: Phác các nét dựa theo cấu trúc của mẫu: bộ phận nào cần nét cong để tạo ra độ cong, vồng , khum, hay khép kín, tạo độ dày cho thành mẫu.thì sử dụng nét chì theo hướng cong, hoặc những bộ phận nào cần thẳng để tạo ra độ thẳng, xuôi, như thân, cổ .

- Tóm lại vẽ nét dựa vào cấu trúc các bộ phận của mẫu.

+ B3: vẽ từ mảng đậm trước rồi so sánh tìm ra các độ khác , dùng tẩy để tạo ra những phần ánh sáng mạnh nhất, quan sát phần sáng đó có hướng đi như thế nào để điều khiển tẩy cho phù hợp.

+ B4: tạo bóng đổ của vật mẫu trên nền hoặc tạo không gian cho bề mặt nằm của vật mẫu. Tức là tạo không gian trong bài, làm cho người xem cảm nhận được vật mẫu được đặt ở vị trí nào, xung quanh có mối quan hệ nhtn.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 24, Bài 24: Vẽ theo mẫu Cái ấm tích và cái bát (Tiết 2 - Vẽ đậm nhạt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MỸ THUẬT 7
Tiết 24
Bài 24: Vẽ theo mẫu: 
CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT
(Tiết 2 - Vẽ đậm nhạt)
I. Mục tiêu bài học.
- HS phân biệt được những mức độ đậm nhạt và biết phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu
Vẽ được các độ đậm , đậm vừa, sáng vừa, sáng nhất.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học:
+ GV: chuẩn bị mẫu như tiết 23 và một số bàI vẽ của hs ở các lớp học trước để so sánh, làm trực quan.
+ HS: chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập
2.Phương pháp dạy học:
Quan sát, so sánh , gợi mở, thực hành.
III.Tiến trình dạy học.
1.Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra dụng cụ học tập, bài vẽ tiết 23 của hs.
3. Bài mới.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
a. HD hs quan sát nhận xét.
Gv yêu cầu 1 hs lên bày mẫu theo góc nhìn ở bàI em đó giống như bàI trước
Yêu cầu hs khác tự đối chiếu bài của mình với góc nhìn trên mẫu để so sánh cho đúng và đIều chỉnh mẫu nếu cần thiết
Hãy quan sát hướng ánh sáng chiếu trên vật mẫu, nếu có những nguồn, hướng ánh sáng cùng chiếu lên vật mẫu, hãy chọn lọc ánh sáng chính và phân mảng đậm nhạt .
So sánh độ đậm nhạt giữa các mẫu với nhau, giữa các bộ phận trên mẫu với nhau 
Quan sát độ đậm chuyển dần sang độ nhạt trên mẫu theo sơ đồ như thế nào hãy phác nét mờ ranh gíơi giữa chúng? 
b.Hướng dẫn hs vẽ đậm nhạt
GV hướng dẫn hs phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu: 
Cổ , thân ấm: nét thẳng 
Vai ấm: nét nghiêng
Thân bát: nét cong
Các mảng đậm nhạt có diện tích không bằng nhau, ranh giới giữa chúng không rõ ràng nên khi vẽ cần phải chuyển độ thật linh hoạt, k quá cứng nhắc phân mảng rạch ròi chỉ là một đường thẳng hoặc giữa độ quá đậm và độ quá nhạt...
Gv minh hoạ trên một bài cụ thể lên bảng.
Vẽ từ mảng đậm trước rồi so sánh để tìm ra các độ đậm nhạt khác
Vẽ bằng nét, không di chì nhẵn bóng
Muốn tạo mảng thì nên sử dụng nét chì đan xen với nhau, có nét đậm, có nét nhạt, dày, mỏng kết hợp mà thành
c. Hướng dẫn hs thực hành.
Gv theo dõi giúp đỡ hs phác mảng hình và vẽ nét để tạo khối cho vật mẫu một cách hiệu quả, có thể tuỳ theo từng cá nhân mà mỗi hs có cách thể hiện nét đậm nhạt khác nhau: mạnh mẽ, táo bạo, phóng khoáng nhưng không có nghĩa là cẩu thả, nét tung toé, hoặc quá nhút nhát mà nét trở nên yếu, mờ nhạt không rõ khối hình.
Luôn nhắc hs phải quan sát mẫu để so sánh các độ đậm nhạt với nhau.thực sự cần thiết dùng tẩy khi mà cần ánh sáng mạnh
Quan sát nhận xét
HS quan sát độ đậm nhạt chuyển biến trên mẫu và vạch ra ranh giới giữa các độ đậm nhạt trên bài vẽ của mình.
Cách vẽ đậm nhạt 
+ B1: Phân mảng đậm, đậm vừa, nhạt, sáng.
+ B2: Phác các nét dựa theo cấu trúc của mẫu: bộ phận nào cần nét cong để tạo ra độ cong, vồng , khum, hay khép kín, tạo độ dày cho thành mẫu...thì sử dụng nét chì theo hướng cong, hoặc những bộ phận nào cần thẳng để tạo ra độ thẳng, xuôi, như thân, cổ ...
Tóm lại vẽ nét dựa vào cấu trúc các bộ phận của mẫu.
+ B3: vẽ từ mảng đậm trước rồi so sánh tìm ra các độ khác , dùng tẩy để tạo ra những phần ánh sáng mạnh nhất, quan sát phần sáng đó có hướng đi như thế nào để điều khiển tẩy cho phù hợp.
+ B4: tạo bóng đổ của vật mẫu trên nền hoặc tạo không gian cho bề mặt nằm của vật mẫu. Tức là tạo không gian trong bài, làm cho người xem cảm nhận được vật mẫu được đặt ở vị trí nào, xung quanh có mối quan hệ nhtn...
3. Thực hành.
- Quan sát hướng ánh sáng chiếu trên vật mẫu theo vị trí nhìn của mình và gơị khối cho vật mẫu . 
4. Củng cố.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Nhận xét một số bài làm của hs, gợi ý để hs khác nhận ra chỗ được , cần khắc phục trong cách tạo khối, cách chuyển độ còn chưa được linh hoạt, rút kinh nghiệm cho các bài vẽ còn lại trong lớp.
5. Hướng dẫn về nhà
Không đánh bóng ở nhà khi mà không có mẫu như ở trên lớp.
Chuẩn bị nội dung đề tài trò chơi dân gian: kiểm tra 45’ và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
------------------------------------------------
Tiết 25
BÀI 25: KIỂM TRA 45’
VẼ TRANH ĐỀ TÀI: TRÒ CHƠI DÂN GIAN.
I. Mục tiêu bài học.
Tìm và hiểu văn hoá dân gian thông qua các trò chơi dân gian
Vẽ được tranh về đề taì này
Trân trọng , giữ gìn và yêu quí giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc.
II.Chuẩn bị.
+ GV: Chuẩn bị nội dung đề tài.
Biểu điểm chấm 
+ HS: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, nội dung đề tài.
+ Phương pháp dạy học.
Phương pháp gợi mở, thực hành .
III. Tiến trình dạy học.
1. Ôn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh và sự chuẩn bị nội dung tiết thực hành.
3. Bài mới.
Trước hết gv gợi ý cho hs tìm hiểu thế nào là những trò chơi mang tính dân gian?
Đó là những trò chơi được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thường qua hình thức truyền miệng hoặc chơi mang tính tập thể .
ví dụ: chọi gà, đá cầu, chơi ô ăn quan, nhảy dây bịt mắt bắt dê, chơi đồ hàng...
những trò chơi dg thường được tổ chức trong những ngày lễ hội, hay dịp tết thiếu nhi: múa rồng, chọi gà, chọi trâu, rước đèn ông sao, rồng rắn lên mây. 
ngoài ra những trò chơi dg còn được thiếu nhi ưa thích bởi vì vui, mà không tốn kém về kinh tế , là dịp để giao lưu gặp gỡ bạn bè cùng trang lứa.
+ Đề bài: hãy chọn một trong những trò chơi dân gian mà em đã chơi hoặc đã từng xem để vẽ thành một bức tranh đề tài sinh động.
Bài vẽ trên khổ giấy A4, hoặc vở bài tập thực hành.
Bằng chất liệu màu tuỳ chọn.
Có thể hoàn thành bài trong giờ ra chơi sau đó cả lớp thu bài vẽ.
+ Biểu điểm:
+ Loại G (9-10): - bài vẽ có nội dung trong sáng, phù hợp lứa tuổi , diễn tả được hoạt động trong trò chơi mà em thể hiện.
Biết sx hình ảnh hợp lí, có trọng tâm , mảng chính, phụ rõ ràng, biết phối hợp luật xa gần trong bài tạo hiệu quả.
Sử dụng màu trong sáng hài hoà, nổi bật hình ảnh chính, có gam màu chủ đạo.
Tạo được sự mới mẻ về hình ảnh không sao chép lại hình ảnh đã có .
+ Loại K(7,8): 
Đảm bảo được 2 yêu cầu đầu tiên của loại G, màu có thể thiếu nổi bật , còn dàn chải, thiếu trọng tâm.
hình ảnh ngộ nghĩnh, đôi khi còn cứng, thiếu linh hoạt trong việc thể hiện các động tác của nhân vật.
+ Loại Đ(5,6): - thể hiện được nộidung đề tài tuy nhiên còn lúng túng ở khâu sx hình ảnh, bài có nhiều hoạt độngnhưng không rõ trọng tâm còn dàn chải, 
Màu lộn xộn, dừng lại ở mức tô màu cho tranh.
Sao chép quá nhiều hình ảnh.
+ Chưa đạt yêu cầu(dưới 5):
Bài chưa thể hiện được nội dung đề tài.
Hình ảnh còn sao chép , rời rạc về mảng hình, 
Bài chưa hoàn thiện về nội dung, màu sắc.
Ý thức trong giờ chưa tốt, thiếu nghiêm túc.
+ Lưu ý: nộp bài muộn so với yêu cầu có thể trừ bậc theo mức độ tăng dần theo thời gian.
những bài sao chép bài trong sgk, chép bài của bạn có thể trừ bậc (điểm) nhiều hơn có thể thành chưa đạt yêu cầu.
4. Củng cố.
Gv nhắc nhở hs thu bài làm, có thể làm cả trong giờ ra chơi vì điều kiện bài làm trong 45’ nhưng hết giờ ra chơi phải nộp bài đúng quy định.
Nhận xét ý thức làm bài của hs trong quá trình làm bài
5. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc và nghiên cứu trước bài 26. Thường thức mĩ thuật.” Vài nét về mĩ thuật Y thời kì Phục Hưng và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 24. Vẽ theo mẫu. Cái ấm tích và cái bát (Vẽ đậm nhạt) (3).doc