Tiết 24, Bài 26: Mối ghép tháo được - Nguyễn Thành Tâm

I.MỤC TIÊU

-Biết cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp.

-Biết cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp.

II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

-Một số vật dụng có mối ghép ren (bút bi, nắp lọ,

-Hình vẽ trong SGK (nếu có)

2.Học sinh

-Đọc trước bài 26

-Sưu tầm các mối ghép

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1.Ổn định lớp:

-Ổn định kỹ luật lớp

-Kiểm tra sĩ số

2.Kiểm tra bài cũ

1) Thế nào là môi ghép cố định? Chúng gồm mấy loại? Nêu sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép đó.

2) Mối ghép bằng đinh tán và hàn được hình thành như thế nào? Nêu ứng dụng của chúng.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4232Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 24, Bài 26: Mối ghép tháo được - Nguyễn Thành Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Tiết: 24
Bài 26. MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC
I.MỤC TIÊU
-Biết cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp.
-Biết cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
-Một số vật dụng có mối ghép ren (bút bi, nắp lọ, 
-Hình vẽ trong SGK (nếu có)
2.Học sinh
-Đọc trước bài 26
-Sưu tầm các mối ghép
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định lớp: 
-Ổn định kỹ luật lớp
-Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ
1) Thế nào là môi ghép cố định? Chúng gồm mấy loại? Nêu sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép đó.
2) Mối ghép bằng đinh tán và hàn được hình thành như thế nào? Nêu ứng dụng của chúng.
3.Bài mới:
- Tiết trước các em đã được học về: Mối ghép cố định-Mối ghép không tháo được. Hôm nay các em sẽ được học thêm một lọai mối ghép nữa. Đó là: “Mối ghép tháo được”
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Mối ghép bằng ren
ø Hoạt động 1. Tìm hiểu mối ghép bằng ren: (20 phút)
-GV cho hs q/s H26.1 và xem vật thật.
GV cho hs thảo luận:
?Quan sát hình 26.1 và cho biết có mấy lọai mối ghép?
?Ba mối ghép trên có điểm gì giống nhau và khác nhau?
?Kể tên các sản phẩm có mối ghép bằng ren?
?Nêu đặc điểm và phạm vi ứng dụng của từng mối ghép?
 1) (SGK) Nêu cấu tạo của mối ghép bằng ren và ứng dụng của từng lọai?
-HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.
-Có 3 lọai: Mối ghép bulông, vít cấy, đinh vít.
-Giống: đều có bulông, vít cấy hoặc đinh vít có ren luồn qua lỗ của chi tiết 3 để ghép 2 chi tiết 3, 4 .
-Khác: mối ghép vít cấy và đinh vít chi tiết 4 là lỗ có ren.
-HS trả lời.
-HS trả lời như SGK
-HS trả lời.
I.Mối ghép bằng ren
1.Cấu tạo mối ghép.
Mối ghép bằng ren có 3 loại chính:
-Mối ghép bu lông: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và bu lông.
-Mối ghép vít cấy: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và vít cấy.
-Mối ghép đinh vít: Chi tiết ghép và đinh vít.
2.Đặc điểm và ứng dụng
SGK/90
2. Mối ghép bằng then và chốt
ø Hoạt động 2: Tìm hiểu mối ghép bằng then và chốt: (15 phút)
-GV cho hs q/s H 26.2
?Mối ghép bằng then và chốt gồm những chi tiết nào?
?Sự khác biệt của cách lắp then và chốt?
?Nêu đặc điểm và phạm vi ứng dụng của then và chốt?
 2) (SGK) Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai mối ghép bằng then và chốt?
-HS trả lời dựa vào hình vẽ.
-Mối ghép bằng then gồm: Trục, bánh đai, then
-Mối ghép bằng chốt: Đùi xe, trục giữa, chốt trụ.
-Then được đặt trong rãnh then của 2 chi tiết được ghép, chốt đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép.
-HS trả lời.
-Giống nhau: Có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp
-Khác nhau:
MGbằng then
MGbằng chốt
-Ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích,..
-Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi chi tiết 
II.Mối ghép bằng then và chốt
1.Cấu tạo mối ghép.
-Mối ghép bằng then gồm: Trục, bánh đai và then.
-Mối ghép bằng chốt gồm: đùi xe, trục giữa và chốt trụ.
2.Đặc điểm và ứng dụng
SGK/91
4) Củng cố: (3 phút)
?Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những gì?
à HS đọc ghi nhớ
5) Yêu cầu về nhà: (1 phút)
-Học thuộc bài
-Đọc và chuẩn bị trước bài mới. Bài 27. Mối ghép động

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 26. Mối ghép tháo được - Nguyễn Thành Tâm - Trường THCS Hòa Bình.doc