Tiết 24: Hơi nước trong không khí, mưa - Nguyễn Phương Bắc

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức.

- Nắm vững khái niệm: độ ẩm của không khí, độ bão hòa hơi nước trong không khí và hiện tượng ngưng tụ của hơi nước .

- Biết cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm.

2. Kĩ năng:

- Đọc được bản đồ lượng mưa.

- Giải thích được các hiện tượng khí tượng trong tự nhiên.

3. Thái độ:Quan sát và tự giải thích được các hiện tượng TN có liên quan đến hơi nước.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:

- Hình vẽ biểu đồ lượng mưa phóng to.

- Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới.

2. Học sinh: Học bài và làm bài tập ở nhà. Xem trước bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức(1)

2. Kiểm tra bài cũ(4)

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2570Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 24: Hơi nước trong không khí, mưa - Nguyễn Phương Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01 tháng 02 năm 2011
Ngày dạy: tháng 02 năm 2011 
Tuần 24
 Tiết 24 Hơi nước trong không khí, mưa 
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
- Nắm vững khái niệm: độ ẩm của không khí, độ bão hòa hơi nước trong không khí và hiện tượng ngưng tụ của hơi nước . 
- Biết cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm.
2. Kĩ năng: 
- Đọc được bản đồ lượng mưa.
- Giải thích được các hiện tượng khí tượng trong tự nhiên.
3. Thái độ:Quan sát và tự giải thích được các hiện tượng TN có liên quan đến hơi nước. 
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: 
- Hình vẽ biểu đồ lượng mưa phóng to. 
- Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới.
2. Học sinh: Học bài và làm bài tập ở nhà. Xem trước bài mới.
III. Hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(4’)
1. Khí áp là gì ?Các đai khí áp ?
2. Gió là gì? Nguyên nhân sinh ra gió? 
?Các loại gió trên trái đất?
1. Khí áp: Là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. Đai áp cao, đai áp thấp.
2. Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
- Các loại gió thường xuyên trên Trái Đất. 
+ Gió tín phong (Gió Mậu Dịch
+ Gió Tây ôn đới: 
+ Gió đông cực : 
3. Bài mới(35’)
Hoạt động của Giáo viên - học sinh
Hoạt động 1(15’)
Bước 1: GV cho HS nghiên cứu SGK:
- Em hãy cho biết thành phần của không khí ?
- Nhắc lại thành phần của không khí ?
- Lượng hơi nước trong không khí có từ đâu ?
GV: Giới thiệu dụng cụ đo độ ẩm không khí.
- Dựa vào bảng lượng hơi nước trong không khí em hãy cho biết lượng hơi nước có trong không khí thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng ?
 (ở mỗi một nhiệt độ khả năng chứa lượng hơi nước khác nhau khi không khí chừa một lượng hơi nước tối đa gọi là không khí đã bão hoà hơi nước)
- Dựa vào nội dung SGK em hãy cho biết Khi không khí đã bã hoà hơi nước mà vẫn được cung cấp thên hơi nước sẽ gây lên các hiện tượng gì?
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
Gv:lượng hơi nước trong không khí thường ít hơn lượng hơi nước tối đa mà ở nhiệt độ đó không khí có thể chứa được. Độ ẩm đó gọi là độ ẩm tương đối đơn vị là %.
Hoạt động 2(20’)
Bước 1: GV cho HS nghiên cứu SGK:
 Dựa vào nội dung SGK em hãy:
- Trong điều kiện như thế nào thì có mưa ?
- Dựa vào nội dung SGK em hãy cho biết để đánh giá lượng mưa của một đia phương người ta dùng dụng cụ gì ?
- Tổng lượng mưa trong ngày tháng năm của một địa phương được tính như thế nào ? 
- Để tính lượng mưa trung bình năm của một địa phương người ta làm như thế nào ? 
- Treo biểu đồ lượng mưa của thành phố Hồ Chí Minh.Chia lớp thành 4 nhóm .Phát phiếu học tập cho các nhóm.
Phiếu học tập
 Dựa vào biểu đồ lượng mưa của thành phố Hồ chí Minh (H53-SGKTr62)Trả lời các câu hỏi trong SGK bằng cách điền kết quả vào bảng sau:
 Bước 2: 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm lên bảng điền kết quả vào bảng phụ. Nhóm khác nhận xét 
Tháng
Lượng mưa
Lượng mưa nhiều nhất 
Lượng mưa thấp nhất 
GV: Treo bảng phụ đã hoàn thiện chuẩn xác kiến thức.
Nội dung bài học
1. hơi nước và độ ẩm không khí 
- Nguồn cung cấp chính hơi nước trong không khí là nước trong các Biển và Đại dương. 
- Không khí lúc nào cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó là độ ẩm không khí.
- Dụng sụ đo độ ẩm không khí là ẩm kế, tính bằng đơn vị g/cm3. 
- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến lượng hơi nước có trong không khí. Nhiệt độ càng cao khả năng chứa hơi nước càng nhiều, độ ẩm càng lớn.
- Khi không khí chứa lượng hơi nước tối đa gọi là không khí đã bão hoà hơi nước. 
- Khi không khí đã bão hoà mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước gặp lạnh sẽ ngưng tụ gây lên các hiện tượng: mây, mưa, sương, ..
2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất.
- Mưa: là sự ngưng tụ hơi nước gặp điều kiện thuận lợi rơi xuống tạo thành mưa. 
- Mưa được hình thành khi hơi nước bị ngưng tụ ở độ cao từ 2km -> 10km tạo thành mây. gặp điều kiện thuận lợi hạt nước to dần do được cung cấp thêm hơi nước sẽ rơi xuống thành mưa.
a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương. 
- Dụng cụ đo mưa là Vũ kế, đơn vị đo: mm. 
- Tổng lượng mưa của một địa phương = Tổng chiều cao của cột nước có trong vũ kế.
- Lượng mưa trong ngày: chiều cao cột nước trong thùng đo mưa.
- Lượng mưa trong tháng: tổng lượng mưa các ngày trong tháng.
- Lượng mưa trong năm: tổng lượng mưa các tháng trong năm. 
b. Sự phân bố lượng mưa trên trái đất.
- Trên Trái Đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về hai cực.
- Xích đạo mưa nhiều, lượng mưa giảm dần về hai cực.
4. Củng cố(3’)
 ? Độ bão hòa của hơi nước trong không khí phụ thuộc vào yếu tố nào?
 ? Nguyên nhân hình thành Mưa?
 ? Giải thích câu " Nắng quá hóa Bão ".
5. Hướng dẫn về nhà(2’)
 - Học bài và làm bài tập cuối bài SGK trang 64.
 - Đọc bài đọc thêm.
 - chuẩn bị trước bài 21 " Thực hành ".

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Hơi nước trong không khí - Mưa - Nguyễn Phương Bắc - Trường THCS Lâm Thao.doc