Tiết 24: Thường thức mĩ thuật Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam

I) Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 Học sinh hiểu sâu hơn về hai dòng tranh dân gian Việt Nam là Đông Hồ và Hàng trống

2. Kỹ năng:

 Học sinh hiểu thêm về giá trị nghệ thuật thông qua nội dung, hình thức các tranh được giới thiệu

3. Giáo dục:

Học sinh thêm yêu mến truyền thống văn hoá đặc sắc của dân tộc

II) Chuẩn bị:

1. Giáo viên :

- Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống, nghiên cứu Sách giáo khoa , sách Giáo viên – Soạn bài

2. Trò:

Học bài cũ tìm hiểu bài mới, sưu tầm tranh dân gian Việt Nam

 

docx 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6419Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 24: Thường thức mĩ thuật Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 Thường thức mĩ thuật
Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I) Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 Học sinh hiểu sâu hơn về hai dòng tranh dân gian Việt Nam là Đông Hồ và Hàng trống
2. Kỹ năng:
 Học sinh hiểu thêm về giá trị nghệ thuật thông qua nội dung, hình thức các tranh được giới thiệu
3. Giáo dục: 
Học sinh thêm yêu mến truyền thống văn hoá đặc sắc của dân tộc
II) Chuẩn bị: 
1. Giáo viên : 
- Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống, nghiên cứu Sách giáo khoa , sách Giáo viên – Soạn bài
2. Trò: 
Học bài cũ tìm hiểu bài mới, sưu tầm tranh dân gian Việt Nam
III) Phương pháp dạy học
- Thuyết trình - Vấn đáp
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
I) Kiểm tra bài cũ. 
1. Câu hỏi: Nêu cách kẻ một dòng chữ in hoa nét đều
2. Đáp án: 
Sắp xếp dòng chữ cân đối vào trang giấy, tìm chiều cao và chiều dài dòng chữ
Chia khoảng cách các con chữ cho đều
Kẻ chữ và tô màu
Kiểm tra thêm bài thực hành của học sinh 
II) Bài mới
1. Giới thiệu bài: (2phút) 
 	- ở bài 19 chúng ta đã tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam
- ? Hãy cho biết ở Việt nam có những vùng nào sản xuất tranh dân gian (Đông hồ ở Bắc Ninh; Hàng trống ở Hà Nội; Kim Hoàng ở Hà Tây). Nhưng trong đó có hai dòng tranh nổi tiếng đó là tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. Để hiểu rõ hơn về hai dòng tranh này chúng ta tìm hiểu bài hôm nay
2. Nội dung bài
5phút
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hai dòng tranh tiêu biểu của Việt Nam
I) Hai dòng tranh dân gian Việt Nam
Giáo viên cho học sinh xem một số tranh dân gian Đông Hồ
1. Tranh Đông Hồ 
?
- Tranh dân gian Đông Hồ được sản xuất ở đâu
- Sản xuất ở làng Hồ – Bắc Ninh
?
- Đông Hồ làm tranh như thế nào? 
- Học sinh nhắc lại kĩ thuật làm tranh Đông Hồ đã học ở bài trước
?
- Em có nhận xét gì về bố cục, màu sắc hình vẽ trong tranh Đông Hồ ?
- Bố cục sắp xếp theo ước lệ, hình mảng to, nền thoáng, màu sắc đậm đà
Giáo viên cho học sinh rõ đặc điểm của tranh Đông Hồ 
+ Được in trên giấy quét điệp
+ Màu sắc là nguyên liệu thảo mộc
+ Cách sắp xếp bố cục trong tranh theo lối ước lệ thuận mắt, hình mảng to, nền thoáng → phù hợp với người dân lao động
2. Tranh Hàng Trống 
?
- Tranh Hàng Trống được sản xuất ở đâu ? 
Xưa kia dòng tranh này được bày bán nhiều ở Hàng Trống Hà Nội
?
-Hàng Trống có làm tranh giống Đông Hồ không ?
Tranh Hàng Trống chỉ cần một bản khắc nét viền
Cho học sinh xem một số tranh Hàng Trống 
?
-Em có nhận xét gì về cách sắp xếp bố cục, màu sắc, hình vẽ, đường nét trong tranh Hàng Trống ?
Hình vẽ trau truốt, đường nét mảnh mai, đôi khi khá đậm, màu sắc phẩm nhuộm tươi sáng
?
- Em có nhận xét gì về hai dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống 
HS
- Mỗi dòng tranh nhằm đối tượng cụ thể nên đều có cách diễn tả riêng
* Hoạt động 2: Tìm hiểu hai bức tranh Đông Hồ 
II. Tìm hiểu tranh Đông Hồ và Hàng Trống 
1. Tranh gà Đại cát
- Cho học sinh xem tranh
?
- Em hãy cho biết nội dung tranh vẽ gì?
- Một chú gà trống
Giáo viên cho học sinh rõ quan niệm của người xưa gà được coi là hội tụ của năm đức tính: Văn, võ, dũng, nhân, tín. Đó là đức tính tốt mà người đàn ông cần có
Giáo viên phân tích trên tranh
Dáng vẻ đường hoàng oai vệ → Văn , võ
Gà gáy báo canh → Tín 
Tự kiếm mồi → Nhẫn
Đôi móng vuốt nhọn → Dũng
→ Với hình ảnh con gà trống cùng với cách sắp xếp bố cục, màu sắc, đường nét trong tranh tạo nên bức tranh đẹp
- Tranh vẽ một chú gà trống oai vệ hùng dũng tượng trưng cho sự thịnh vượng và đức tính mạnh mẽ của người đàn ông
?
- Qua xem bức tranh chúng ta cảm nhận được điều gì?
- Có ý chúc mừng mọi nhà đón xuân mới “nhiều điều tốt, nhiều tài lộc”
2. Tranh Đám cưới Chuột
Cho học sinh quan sát tranh
?
-Tranh vẽ những hình ảnh gì?
- Diễn tả một đám cưới Chuột rước rất vui với kèn trống cờ quạt, mũ mãng cân đai chỉnh tề diễn ra trong không khí trang nghiêm nhưng họ nhà Chuột vẫn lo sợ
?
- Qua nội dung tranh cho ta thấy điều gì ?
- Tranh đả kích tệ tham nhũng ức hiếp dân lành của tầng lớp thống trị
?
- Bức tranh thuộc đề tài nào?
?
- Hình vẽ, bố cục sắp xếp, màu sắc trong tranh như thế nào? 
 Hình vẽ, bố cục sắp xếp theo lối ước lệ thuận mắt, màu sắc đậm đà
* Hoạt động 3: Tìm hiểu hai bức tranh Hàng Trống 
3. Tranh Chợ Quê
Cho học sinh xem tranh Chợ Quê
?
- Hãy cho biết nội dung tranh ?
- Phản ánh cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam thời xưa
?
- Những nhân vật trong tranh được diễn tả như thế nào? 
- Các nhân vật trong tranh được diễn tả mỗi người một vẻ một trạng thái tình cảm
Giáo viên phân tích nội dung nghệ thuật để học sinh thấy được vẻ đẹp của bức tranh 
Bằng những nét bút tinh tế, cách diễn tả nhân vật có thần thái cùng với sắc tươi nguyên của phẩm nhuộm tạo nên sự sống động trong bức tranh 
4. Phật bà quan âm
Yêu cầu học sinh quan sát tranh 
?
- Em hãy nêu lên những nhận xét của mình về nội dung và hình thức của bức tranh 
- Tranh vẽ một Phật bà ngự trên toà sen, hai bên là Kim đồng và Ngọc lữ
- Có màu sắc tươi tắn và cách vẽ vờn đậm nhạt
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
?
- Em hiểu gì về tranh Đông Hồ và Hàng Trống ?
?
- Em hãy nói về nội dung và hình thức một bức tranh đã tìm hiểu trong bài
Giáo viên nhận xét củng cố
III. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
Yêu cầu học sinh học bài kết hợp SáCH GIáO KHOA – vở ghi
Sưu tầm một số tranh dân gian Việt Nam 
Tìm hiểu kĩ bài 25, chuẩn bị giấy vẽ, chì tẩy. Giờ sau kiểm tra 1 tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 24. Thường thức mĩ thuật - Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam.docx