Tiết 25, Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (Tuần 26)

1. MUÏC TIEÂU:

 1.1 Kieán thöùc:

-HS hiểu thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.

-Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.

-Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.

1.2 Kó naêng:

-Kĩ năng phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo.

-HS thực hiện thành thạo cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại và tố cáo

1.3 Thaùi ñoä:

- Thói quen: Thái độ thận trọng, khách quan khi xem xét sư việc có liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo.

- Tính cách: Ứng xử tốt.

2. NOÄI DUNG HOÏC TAÄP

-HS hiểu thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.

-Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.

-Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2592Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 25, Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (Tuần 26)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 TIẾT: 25
NGÀY DẠY :....../....../.......
BÀI 18:
QUYỀN KHIẾU NẠI TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
1. MUÏC TIEÂU:
 1.1 Kieán thöùc: 
-HS hiểu thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.
-Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
-Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
1.2 Kó naêng:
-Kĩ năng phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo.
-HS thực hiện thành thạo cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại và tố cáo
1.3 Thaùi ñoä:
- Thói quen: Thái độ thận trọng, khách quan khi xem xét sư việc có liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo.
- Tính cách: Ứng xử tốt.
2. NOÄI DUNG HOÏC TAÄP
-HS hiểu thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.
-Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
-Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
3. CHUAÅN BÒ:
 3.1 Giaùo vieân:
Bảng phụ ghi câu hỏi.
Hoïc sinh: 
 - Chuẩn bị bài mới, xem trước bài ở nhà
4. TOÅ CHÖÙC CAÙC HOAÏT ÑOÄNG HOÏC TAÄP
 4.1 OÅn ñònh toå chöùc vaø kieåm dieän:
 8A1:.. 8A2: 8A3: 
 4.2 Kieåm tra mieäng:
Caâu 1: ( Kieåm tra baøi cuõ ) 
Tài sản nhà nước là gì ? Lợi ích công cộng là gì ? (10 đ)
HS: -Tài sản nhà nước là :Là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lí.( 5đ)
 -Lợi ích công công cộng là:Những lợi ích chung dành cho nhiều người và cho xã hội (5đ).
Caâu 2: ( Kieåm tra noäi dung töï hoïc ) 
Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng cộng như thế nào? (10 đ)
HS: -Không được xâm phạm lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản nhà nước và lợi ích công cộng .(5đ)
 -Khi được nhà nước giao quản lí ,sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản giữ gìn,sử dụng tiết kiệm có hiệu quả,không tham ô lãng phí.(5đ)
? Em hãy cho biết bài học hôm nay là bài nào?
 HS trả lời: QUYỀN KHIẾU NẠI TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
4.3 Tieán trình baøi hoïc:
 Giôùi thieäu baøi môùi
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV VAØ HS
NOÄI DUNG BAØI HOÏC
HOẠT ĐỘNG 1:10 phút
Muïc tieâu:
- Kiến thức : Hiểu vấn đề.
- Kó naêng: Phân tích đặt vấn đề.
HS:Đọc đặt vấn đề SGK SGK trang 50.
Gv: Nhận xét cách đọc của học sinh
Thảo luận 3 phút: 
Nhóm 1:Nghi ngờ một địa điểm là nơi buôn bán , tiêm chích ma túy em sẽ xử lí như thế nào ?:
Nhóm 2: Biết ngừời lấy cắp xe đạp của bạn cùng lớp em sẽ xử lí như thế nào ?
Nhóm 3 Theo em anh H phải làm gì để bảo vệ quyen lợi của mình ? 
Nhóm 3: Theo em anh H phải làm gì ?
HS: Đại diện nhóm trình bày: 
HS : Nhóm khác nhận xét bổ sung .
?Qua 3 tình huống trên em rút ra cho mình được bài học gì ?
GV: Nhận xét đánh giá tuyên dương .
? Trong 3 trường hợp trên thì trường hợp nào sẽ sử dụng quyền khiếu nại? trường hợp nào sử dụng quyền tố cáo .
HS: -Trường hợp 1,2 là tố cáo 
 -Trường hợp 3 là khiếu nại ..
Tình huống : Chứng khiến cảnh một bạn giá 14 tuổi đi làm thuê thường xuyên bị chủ cửa hàng đánh đập ,Hoa rất thương bạn nên có ý định muốn tố cáo hành động đó với cơ quan có công an,nhưng Hà ngăn cản: Hãy nhờ bố mẹ đi báo công an chúng mình còn nhỏ làm gì có quyen được tố cáo cho người khác .Vậy em có đồng ý kiến của Hà không ? Vì sao ?
HS: Không đồng ý với ý kiến của Hà vì ai cũng có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật .
?Khi nào chúng ta thực hiện quyền khiếu nại ,tố cáo ? 
- Ai là người thực hiện ? 
- Thực hiện vấn đề gì ? 
- Vì sao ? 
- Để làm gì ? 
- Dưới hình thức nào ?
GV:Kết luận :Quyền khiếu nại , tố cáo là những quyền như thế nào ? Khi nào chúng ta sử dụng quyền khiếu nại, khi nào chúng ta sử dụng quyền tố cáo ? Để giải đáp những thắc mắc đó chúng ta cùng tìm hiểu sang phần II. 
HOẠT ĐỘNG 2 :20 Phút.
Mục tiêu
- Kiến thức :Hiểu khái niệm khiếu nại tố cáo. 
- Kĩ năng: So sánh điểm khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo .
?Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại tố cáo?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
HS :Để tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyen và lợi ích khi bị xâm phạm.
-Để ngăn ngừa phòng chống tội phạm .
- GV:Đọc điều 74 –Hiến pháp 1992 .
? Quyền khiếu nại là gì ? 
Ví dụ: Công an huyện đã khám xét nhà và bắt con trai ông Hùng không đúng các thủ tục pháp luật quy định.
? Có những hình thức khiếu nại nào ? 
? Quyền tố cáo là gì ?
Ví dụ : Phát hiện tụ điểm hút chích ma túy..
Phương pháp tư duy :Hai quyền trên có điểm giống nhau nào?( Kĩ năng phân tích so sánh )
? Công dân có thể thực hiện 2 quyền này bằng những hình thức nào ? 
HS: Hình thức : Trực tiếp hoặc gián tiếp 
? Trách nhiệm của người tố cáo ,khiếu nại là gì ?Vì sao công dân cần trung thực khách quan ,thận trọng khi thực hiện khiếu nại tố cáo ? 
* Liên hệ : Nếu không trung thực, khách quan thì khi thực hiện quyền này hậu quả sẽ như thế nào? Ví dụ ?
Chú ý :- Người khiếu nại tố cáo phải là người có năng lực hành vi đủ 18 tuổi trở lên .
 -Người tố cáo bất kể cả ai không phân biệt tuổi nghề nghiệp .
?Theo em công dân có quyền khiếu nại , tố cáo như thế nào trong việc thực hiện chính sách pháp luật thuế ?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
HS:- Công dân có quyền khiếu nại nếu cơ quan thuế thực hiện không đúng
- Công dân có quyền tố cáo người trốn thuế, gian lận trong thu nộp thuế
* Nhấn mạnh :Công dân phải tích cực học tập nâng cao trình độ nhận thức để có thể sử dụng đúng quyền khiếu nại tố cáo . Khi thực hiện phải khách quan trung thực và thận trọng , không được sử dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác . 
? Trách nhiệm của nhà nước như thế naò? 
? Em hãy nêu một số việc làm của nhà nước đảm bảo cho công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo ? 
? Cơ quan quan nào giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại tố cáo ? 
HS: Tòa án nhân dân .
? Ngoài Hiến pháp 1992 , Quốc hội còn ban hành luật gì? Có hiệu lực từ bao giờ ? Có nội dung gì ?
HS: đọc Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 ( Điều 4 , 30 , 31, 33 –SGK-51,52 )
? Em đã sử dụng quyền khiếu nại tố cáo bao giờ chưa? Em thực hiện quyền đó như thế nào ? 
? Việc làm của học sinh như thế nào ? 
Phương pháp tranh luận :Nếu thấy người chặt phá rừng hoặc đánh bắt cá bằng chất nổ thì em là gì ? ( Kĩ năng tư duy phê phán )
HS: Có trách nhiệm tố cáo với cơ quan có trách nhiệm ve những hành vi làm ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên .
 ? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây nói về trách nhiệm của công dân và HS ( khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng ) )
 -a. Nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật.
 b. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân.
 c. Sử dụng đúng đắn quyền khiếu nại, tố cáo.
 d. Khách quan, trung thực khi làm việc.
 đ. Lợi dụng để vu khống, trả thù.
 e. Cùng với người lớn phòng chống tệ nạn xã hội.
 g. Ngăn ngừa tội ác.
 h. Nhờ người đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bản thân.
 GV : Thu phiếu 5 HS hoàn thành nhanh nhất
 Đọc kết quả của từng HS
 GV : Kết luận toàn bài :
 Thực hiện đúng quyền khiếu nại tố cáo của công dân sẽ đảm bảo cho việc thực hiện các quyền cơ bản của công dân, giúp Đảng và Nhà nước hiểu rõ yêu cầu của quần chúng, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ , nhân viên nhà nước. Trên cơ sở đó kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu xót. Xây dựng lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.
I . ĐẶT VẤN ĐỀ :
 *Nhóm 1: Báo cho cơ quan chức năng theo dõi . Nếu đúng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lí theo quy định của pháp luật 
 *Nhóm 2:Em sẽ báo cho nhà trường hoặc cơ quan công an nơi em ở về hành vi lấy cắp xe đạp của bạn , để nhà trường hoặc công an xử lí theo quy định của pháp luật . 
*Nhóm 3:Anh H khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có trách nhiệm yêu cầu ngừơi giám đốc giải thích ;lí do đuổi việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình .
=>Bài học :Khi biết được công dân ,tổ chức ,cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật , làm thiệt hại đến lợi ích của mính và nhà nước thì chúng ta phải khiếu nại, tố cáo để bảo vệ lợi ích của mình và tránh thiệt hại cho xã hội .
II .NỘI DUNG BÀI HỌC :
1. Quyền khiếu nại :Là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định , việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ .
2. Quyền tố cáo : Là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật .
 3.Giống nhau :
* Điểm giống nhau
-Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp 
- Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân 
- Là phương tiện công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội
* Điểm khác nhau:
- Khiếu nại :Là người trực tiếp bị hại
- Tố cáo :Mọi công dân có quyền để ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước , tổ chức , cơ quan và công dân
 * Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại quyền khiếu nại tố cáo cần trung thực và khách quan ,thận trọng .
4.. Trách nhiệm của nhà nước :
 Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại tố cáo hoặc lợi dụng quyền hạn khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại cho người khác.
5.Học sinh : 
 -Nâng cao hiểu biết pháp luật .
 - Học tập lao động rèn luyện đạo đức .
4.4 Toång keát:
Bảng so sánh
Khiếu nại
Tố cáo
Người thực hiện (là ai ? )
Công dân có quyền và lợi ích bị xâm phạm 
Bất cứ công dân nào 
Đối tượng (vấn đề gì ?)
Các quyết định hành chính , hành vi hành chính 
Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước 
Cơ sở (vìsao ? )
Quyền, lợi ích bản thân người khiếu nại 
Gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước , tổ chức và công dân 
Mục đích
 (để làm gì ? )
Khôi phục quyền , lợi ích người khiếu nại .
Ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm lợi ích của nhà nước , tổ chức, cơ quan, công dân 
Hình thức ?
Trực tiếp , đơn thư , báo đài ....
Trực tiếp , đơn , thư , báo,đài.
? Bài tập 2 SGK trang 52.
 HS : Căn cứ vào những điểm khác nhau của khiếu nại và tố cáo ( phần lưu ý về phần khiếu nại ) Ông An không có quyền khiếu nại , vì ông chỉ là ngừoi hàng xóm , không có quyền lợi liên quan trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND quận 
4.5. Höôùng daãn hoïc taäp:
* Đối với bài học ở tiết này :
 - Học và làm bài SGK đầy đủ.
-Ghi chép đầy đủ.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo :
 - Ôn bài thật kĩ tiết sau kiểm tra một tiết từ tiết 19 đến tiết 25.
 +Vào lớp đúng giờ không được trể.
5 PHUÏ LUÏC
SGK GDCD 8.
BTTH GDCD 8

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.doc