Tiết 25, Bài 20: Hơi nước trong không khí, mưa

I/ Mục tiêu bài học.

1/ Kiến thức:

Sau bài học học sinh:

 * Biết được các khái niệm: độ ẩm của không khí, độ bão hòa hơi nước trong không khí và hiện tượng ngưng tụ của hơi nước.

2/ Kỹ năng:

 * Biết cách tính lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm và lượng mưa trung bình năm.

 * Biết đọc bản đồ phân bố lượng mưa và phân tích biểu đồ lượng mưa.

3/ Tư tưởng, thái độ:

 * Ý thức bảo vệ môi trường , phòng chống thiên tai, bão lụt.

II/ Chuẩn bị của Giáo viên (GV) và học sinh (HS):

 * Giáo viên:

 - Bảng học nhóm.

 - Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới.

 - Biểu đồ lượng mưa.

 - Thùng đo mưa ( vũ kế ).

 - Nhiệt, Ẩm kế.

 - Bảng lượng hơi nước tối đa trong không khí.

 * Học sinh:

 - Kiến thức: đọc SGK.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3268Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 25, Bài 20: Hơi nước trong không khí, mưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 20:
 HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA
Ngày soạn: 7.12.2009 
Ngày dạy: 4.2.2010 
Số tiết: 01
Tuần CT: 25 š ›
Tiết CT: 25
I/ Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức:
Sau bài học học sinh:
 * Biết được các khái niệm: độ ẩm của không khí, độ bão hòa hơi nước trong không khí và hiện tượng ngưng tụ của hơi nước.
2/ Kỹ năng:
 * Biết cách tính lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm và lượng mưa trung bình năm.
 * Biết đọc bản đồ phân bố lượng mưa và phân tích biểu đồ lượng mưa.
3/ Tư tưởng, thái độ:
 * Ý thức bảo vệ môi trường , phòng chống thiên tai, bão lụt.
II/ Chuẩn bị của Giáo viên (GV) và học sinh (HS):
 * Giáo viên:
 - Bảng học nhóm.
 - Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới.
 - Biểu đồ lượng mưa.
 - Thùng đo mưa ( vũ kế ).
 - Nhiệt, Ẩm kế.
 - Bảng lượng hơi nước tối đa trong không khí.
 * Học sinh:
 - Kiến thức: đọc SGK.
 III/ Tiến trình hoạt động dạy và học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ. (2’)
 Gió là gì? Nguyên nhân sinh ra gió. 
 Trả lời:
 * Gió là sự chuyển động của không khí từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp.
 * Nguyên nhân: Do sự chênh lệch khí áp.
 3/ Giảng bài mới.
 * Mở bài. (1’)
 Giáo viên trình chiếu slide 1: Các thành phần của không khí và yêu cầu học sinh nhắc lại các thành phần của không khí.
Giáo viên: Hơi nước là thành phần chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong không khí nhưng nó lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng trong không khí như: mây, mưa
Chúng ta cùng tìm hiểu bài 20: 
HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA
Hoạt động dạy và học.
Nội dung.
Hoạt động 1. (12’)
* Mục tiêu:
- Học sinh biết không khí có độ ẩm, nhiệt độ càng cao khả năng chứa hơi nước càng nhiều.
- Khái niệm độ bão hòa, các điều kiện và hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
- Kỹ năng so sánh, nhận xét số liệu.
* Tiến hành:
Hỏi: Hơi nước có nguồn gốc từ đâu?
( Do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông ngòi, động thực vật thải ra, kể cả con người).
GV:- Nguồn cung cấp chính là biển và đại dương.
 - Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định. 
Hỏi: Yếu tố nào tạo nên độ ẩm không khí?
Hỏi: Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí? GV trình chiếu slide 2.
 (Ẩm kế)
GV trình chiếu slide 3: Bảng lượng hơi nước tối đa trong không khí. 
GV: Dựa vào bảng lượng hơi nước tối đa trong không khí, hãy cho biết lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ: 10oc, 20oc, 30oc?
 ( 10oc à 5g/m3
 20oc à 17g/m3
 30oc à 30g/m3 )
GV: Nêu nhận xét về khả năng chứa hơi nước của không khí theo nhiệt độ?
 ( Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều).
GV: Sức chứa hơi nước cũng có hạn, khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa ta nói không khí lúc đó thế nào?
 ( Bão hòa hơi nước)
Và nó không thể chứa thêm được nữa.
GV: Khi không khí đã bảo hòa, những điều kiện nào dẫn tới hơi nước trong không khí ngưng tụ? (trình chiếu slide 4)
GV :Giải thích thế nào gọi là sương.
GV: Trong tầng đối lưu:
- Không khí khi bốc lên cao nhiệt độ giảm à ngưng tụ.
- Mùa đông khi có khối khí lạnh tràn tới hơi nước trong không khí nóng ngưng tụàmưa. 
* Tiểu kết:
- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định
- Nhiệt độ càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều
- Khi không khí đã chứa lượng hơi nước tối đa à không khí đã bão hòa hơi nước.
- Không khí đã bão hòa vẫn được cung cấp thêm hơi nước à ngưng tụ.
Chuyển ý: Hơi nước trong không khí ngưng tụ, sinh ra các hiện tượng : sương, mây, mưa. Thế nào là hiện tượng mưa và mưa được phân bố như thế nào, chúng ta tìm hiểu phần 2.
 Hoạt động 2 (25’)
* Mục tiêu:
- Biết tại sao có mây, mưa.
- Biết cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm, lượng mưa trung bình năm.
- Biết đặc điểm của sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
- Biết đọc bản đồ phân bố lượng mưa và phân tích biểu đồ lượng mưa.
*Tiến hành:
GV trình chiếu slide 5: Vòng tuần hoàn của nước
Hỏi: Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa?
(- Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ và nhẹ, các hạt nước tụ lại thành từng đám Ú mây.
- Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ à các hạt nước to dần rơi xuống thành mưa) (trình chiếu đoạn phim hình thành mây) (Liên hệ thực tế)
GV: Trình chiếu slide 6: Thùng đo mưa Hỏi: Dụng cụ để đo lượng mưa gọi là gì?
( Thùng đo mưa ( vũ kế ) )
GV: Đơn vị tính lượng mưa?
( milimét (mm) )
GV giải thích cách sử dụng.
GV: Trình chiếu slide 7.
GV: - Cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm, lượng mưa trung bình năm ở một địa phương?
GV chuẩn xác kiến thức.
GV trình chiếu slide 8: Biểu đồ lượng mưa của TP Hồ Chí Minh. Hướng dẫn cách đọc biểu đồ.
* Để biểu hiện diễn biến lượng mưa trong năm, người ta dùng biểu đồ lượng mưa:
- Trục dọc biểu thị lượng mưa (mm).
- Trục ngang biểu thị các tháng trong năm.
- Hình cột màu xanh biểu thị lượng mưa.
Hỏi: - Tháng nào có mưa nhiều nhất? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm?
 - Tháng nào có mưa ít nhất? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm?
GV: Cho HS hoạt động nhóm: (2’)
* Dựa vào bảng lượng mưa của TP. Hồ Chí Minh:
- Nhóm 1,2:
+ Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10)
- Nhóm 3,4:
+ Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4)
- Nhóm 5,6:
+ Tính tổng lượng mưa trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Học sinh trình bày kết quả, GV chuẩn xác kiến thức.
GV trình chiếu hình 54 ( trang 63 ): Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới (slide 9)
Hỏi:
- Chỉ ra các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm?
- Chỉ ra các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm?
 - Nhận xét sự phân bố lượng mưa trên thế giới?
HS trình bày, GV chuẩn xác kiến thức cho HS ghi bài.
( Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa ít nhất là hai vùng cực Bắc và Nam)
GV: Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
Tiểu kết:
* Không khí bốc lên cao, bị lạnh hơi nước sẽ ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ à mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tụ ngưng tụ làm các hạt nước to dần, rơi xuống đất à mưa.
* Lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo đến cực.
1/ Hơi nước và độ ẩm của không khí.
- Hơi nước tạo nên độ ẩm của không khí.
- Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều.
- Không khí bão hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa.
- Không khí bão hòa à cung cấp thêm hơi nước, hóa lạnh à ngưng tụ à sương, mây, mưa.
2/ Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh à hơi nước ngưng tụ àcác hạt nước nhỏ Ú mây à gặp điều kiện thuận lợi à tiếp tục ngưng tụ à mưa.
a/ Tính lượng mưa trung bình của một địa phương.
- Dụng cụ đo lượng mưa à thùng đo mưa (vũ kế). 
- Lượng mưa TB năm ở một địa phương = Lượng mưa nhiều năm / số năm.
b/ Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
* Lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo đến cực.
4/ Củng cố: (4’)
GV trình chiếu slide 10, 11, 12, 13
 1/ Hơi nước có trong không khí được cung cấp chủ yếu từ:
 A. Sông và hồ
 B. Sinh vật hô hấp
üC. Biển và đại dương
 2/ Hơi nước sẽ ngưng tụ thành mây, mưa khi không khí
 A. bị bốc lên cao hóa lạnh.
 B. tiếp xúc với khối khí lạnh.
 C. đã bão hòa nhưng vẫn được cung cấp thêm hơi nước.
üD. Tất cả đều đúng.
3/ Dụng cụ để đo lượng mưa được gọi là:
üA. Vũ kế
 B. Khí áp kế
 C. Nhiệt kế
 D. Ẩm kế
4/ Điền từ còn thiếu vào các câu sau:
 a. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thìmưa
 b. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.., bay cao thìnắng., bay vừa thìrâm. 
5/ Dặn dò ( trình chiếu slide 14 ) (1’)
 - Học bài.
 - Làm bài tập bản đồ.
 - Chuẩn bị bài thực hành:
* Bài tập 1: Xem biểu đồ hình 55 trả lời những câu hỏi.
* Bài tập 2: Dựa vào biểu đồ hình 55 tìm nhiệt độ và lượng mưa tháng cao nhất, thấp nhất.
* Bài tập 3: Nêu nhận xét.
* Bài tập 4: Đọc hai biểu đồ 56, 57 trả lời các câu hỏi.
* Bài tập 5: Nhận xét. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Hơi nước trong không khí - Mưa.doc
  • pptBài 20. Hơi nước trong không khí - Mưa.ppt