Tiết 25, Bài 30: Biến đổi chuyển động - Nguyễn Thị Hương

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động

2. Kỹ năng: Nhận dạng được một số cơ cấu biến đổi chuyển động

 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

Tranh giáo khoa

mô hình tay quay – con trượt, cơ cấu bánh răng- thanh răng , cơ cấu vít- đai ốc

 2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4307Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 25, Bài 30: Biến đổi chuyển động - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
Ngày soạn: 17/11/2012
Tiết: 25
Ngày dạy: 19/11/2012
BÀI: 30 
BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động
2. Kỹ năng: Nhận dạng được một số cơ cấu biến đổi chuyển động
 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
Tranh giáo khoa
mô hình tay quay – con trượt, cơ cấu bánh răng- thanh răng , cơ cấu vít- đai ốc
 2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài mới.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số HS và vệ sinh lớp học
8A1:..
8A2:..
8A3:
8A4:.
8A5:.
 2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án
“ Trình bày nguyên lí làm việc của bộ truyền động ma sát? Viết công thức tỉ số truyền
Nguyên lí làm việc
Bánh dẫn có đường kính D1 quay với tốc độ n1, nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai làm cho bánh bị dẫn có đường kính D2 quay với tốc độ n2.
Tỉ số truyền :
 i===
 3. Đặt vấn đề: 
Giáo viên liên hệ với thực tế về chiếc xe đạp : tại sao khi ta chỉ đạp một vòng mà bánh xe có thể lăn mấy vòng. Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài “Biến đổi chuyển động”
 4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG I : TÌM HIỂU VÌ SAO CẦN BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
HS tiến hành thảo luận nhóm tìm từ thích hợp điền vào dấu chấm.
-Chuyển động của kim khâu thực hiện nhiệm vụ chính của máy
-Vì từ một chuyển động ban đầu, thông qua các cơ cấu biến đổi chuyển động để tạo thành chuyển động thực hiện nhiệm chính của máy.
-Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến, biến chuyển động quay thành chuyển động lắc.
? Yêu cầu HS thảo luận nhóm
-Điền vào chỗ chấm trong các câu sau:
 *Chuyển động của bàn đạp.....
 * Chuyển động của thanh truyền ....
 *Chuyển động của vô lăng.............
 *Chuyển động của kim máy.........
? Trong các chuyển động trên, đâu là chuyển động thực hiện nhiệm vụ chính của máy?
? Vậy, vì sao cần phải biến đổi chuyển động?
? Có những kiểu biến đổi chuyển động nào?
HOẠT ĐỘNG II: TÌM HIỂU MỘT SỐ CƠ CẤU BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG 
-Con trượt C chuyển động tịnh tiến qua lại
-Con trượt C đổi hướng khi tay quay AB đi từ B’ đến B” và ngược lại.
- Khi tay quay AB quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt C chuyển động tịnh tiến khứ hồi trong rãnh D
-Có thể biến đổi chuyển động ngược lại, khi đó con trượt C trở thành khâu dẫn.
-Ứng dụng trên các loại máy: động cơ đốt trong, xe đạp, máy khâu,
-Cơ cấu thanh răng-bánh răng, vít- đai ốc.
-Được sử dụng trên các loại máy gia công cơ khí
-Còn được gọi là cơ cấu bốn khâu bản lề.
-Thanh lắc 3 có chuyển động lắc quanh điểm D
- Khi tay quay 1 quay quanh trục A, thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D. Tay quay 1 được gọi là khâu dẫn
-Cơ cấu trên có thể thực hiện biến đổi chuyển động ngược lại
-Ứng dụng trong cơ cấu truyền động máy tuốt lúa, máy dệt vải,
* Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
? Khi tay quay AB quay đều, con trượt C sẽ chuyển động như thế nào?
? Khi nào con trượt C sẽ đổi hướng theo chiều ngược lại ?
? Hãy trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - con trượt?
? Cơ cấu trên có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay của thanh trượt được không?Khi đó cơ cấu sẽ chuyển động như thế nào?
? Cơ cấu trên đuợc ứng dụng trên các máy nào? Cho ví dụ?
? Ngoài cơ cấu tay quay con trượt, trong cơ khí còn sử dụng những cơ cấu nào?
? Những cơ cấu này được sử dụng trên những thiết bị hoặc máy nào?
* Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc.
? Cơ cấu tay quay thanh lắc còn được gọi là gì?
Giới thiệu mô hình cơ cấu tay quay thanh lắc.
? Khi tay quay 1 quay tròn một vòng thì thanh lắc 3 sẽ chuyển động như thế nào?
? Nêu nguyên lí làm việc của cơ cấu trên.
? Có thể biến chuyển động lắc 3 thành chuyển động quay của tay quay 1 được không?
? Hãy cho biết ứng dụng của cơ cấu tay quay thanh lắc trong cơ khí. Cho ví dụ.
HOẠT ĐỘNG III: CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Lắng nghe sự dặn dò của GV
- Cho HS dựa vào nội dng bài học nhắc lại kiến thức.
- Chuẩn bị bài cho tiết tiếp theo.
5. Ghi bảng
I.Tại sao cần biến đổi chuyển động?
Thực hiện biến đổi biến đổi chuyển động nhằm mục đích biến chuyển động của các bộ phận về chuyển động chính của máy để thực hiện gia công sản xuất.
Có hai kiểu biến đổi chuyển động:
Biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay và ngược lại.
Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.
II.Một số cơ cấu biến đổi chuyển động
1.Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến( cơ cấu tay quay – con trượt)
 a. Cấu tạo : Tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ.
 b. Nguyên lí làm việc:
 Khi tay quay AB quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt C chuyển động tịnh tiến khứ hồi trong rãnh D
c. Ứng dụng: dùng trong các loại máy khâu, máy cưa, máy hơi nước,....
2.Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc( cơ cấu tay quay – con lắc)
 a. Cấu tạo : Tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ.
 b. Nguyên lí làm việc:
 Khi tay quay 1 quay quanh trục A, thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D. Tay quay 1 được gọi là khâu dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 30. Biến đổi chuyển động - Nguyễn Thị Hương - Trường THCS Liêng Trang.doc