Tiết 25, Bài 9: Tam giác - Dương Đức Thạch

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :

1. Kiến thức

- HS nắm vững định nghĩa tam giác, hiểu đỉnh, góc cạnh của tam giác.

2. Kỹ năng

- Biết vẽ tam giác, biết gọi tên, kí hiệu tam giác, nhận biết điểm nằm trong, nằm ngoài tam giác.

3. Thái độ

- Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình và lập luận.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

* Giáo viên: Thước thẳng, com pa, ê ke, phấn màu.

* Học sinh: Sách vở, thước thẳng, ê ke, compa, chuẩn bị bài.

 

docx 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1200Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 25, Bài 9: Tam giác - Dương Đức Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 	Ngày sọan: 19/03/2015
Tiết: 25	Ngày dạy: 31/03/2015
§9. TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
1. Kiến thức
- HS nắm vững định nghĩa tam giác, hiểu đỉnh, góc cạnh của tam giác.
2. Kỹ năng
- Biết vẽ tam giác, biết gọi tên, kí hiệu tam giác, nhận biết điểm nằm trong, nằm ngoài tam giác.
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình và lập luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
* Giáo viên: Thước thẳng, com pa, ê ke, phấn màu.
* Học sinh:	Sách vở, thước thẳng, ê ke, compa, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
Đáp án – Biểu điểm
a) Phát biểu định nghĩa đường tròn tâm O bán kinh R.
\b) Đường kính là gì?
a) Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O;R). (5đ)
b) Đường kính là dây cung đi qua tâm, đường kính dài gấp đôi bán kính. (4đ)
* Vở bài học, bài tập đầy đủ. (1đ)
2/ Chuyển vào bài mới
GV lấy 3 điểm A, B, C không thẳng hàng. Sau đó nối 3 điểm lại được tam giác ABC. Vậy tam giác là gì? Để ôn lại và khắc sâu thêm kiến thức về tam giác ta cung đi vào bài học hôm nay.
3/ Trình tự các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tam giác ABC là gì ?
G/v: Qua phần chuyển vào bài mới giới thiệu tam giác ABC
? vậy thế nào là tam giác ABC? 
H/s: Nêu định nghĩa tam giác
G/v: GT Ký hiệu tam giácÒgiơi thiệu đỉnh, cạnh, góc của tam giác
H/s: Ghi tóm tắt các nội dung.
G/v: Cho biết vị trí của điểm M, điểm N ?
H/s: M nằm trong tam giác, N nằm ngoài tam giác.
G/v: Cho HS thảo luận nhóm bài tập 43 tr94 SGK.
H/s: Thảo luận nhómÒMỗi nhóm điền vào 1 phần
Nhóm khác nhận xét(bổ sung)
HĐ2: Vẽ tam giác.
G/v: Cho HS đọc SGK tìm hiểu cách vẽ tam giác
H/s: Đọc SGK
G/v: Tam giác trong VD được vẽ như thế nào?
H/s: Nêu cách vẽ
G/v: Tóm tắt cách vẽ và hướng dẫn HS vẽ
H/s: Theo dõi các thao tác của GV ÒVẽ vào vở của mình
G/v: Cho HS áp dụng làm VD2
H/s: 1 HS lên bảng- Cả lớp làm vào vở, 1 HS nhận xét.
G/v: Khắc sâu lại cách vẽ cho HS nắm được
Lưu ý: 
Vẽ các cung tròn phải có bán kính chính xác theo yêu cầu
HĐ3: Bài tập.
G/v: Cho HS làm bài tập 44 tr95
H/s: Cả lớp làm vào vởÒLần lượt lên bảng điền vào bảng phụ
G/v: Hoàn thiệnÒKhắc sâu cách gọi tên, Ký hiệu tam giác cho HS
H/s: Chữa bài tập vào vở(nếu sai)
G/v: Cho HS thảo luận nhóm bài tập 45 tr95 SGK.
H/s: Các nhóm thảo luậnÒLần lượt trả lời các câu hỏi
- Nhóm khác nhận xét(bổ sung)
1. Tam giác ABC là gì ?
.M
.N
+ Định nghĩa: SGK A
+ Kí hiệu: ABC
 B C
- A, B, C là 3 đỉnh của tam giác
- AB, AC, BC là 3 cạnh của tam giác
ABC; BAC; ACB;B; A; C là 3 góc của tam giác ABC.
- Điểm M nằm trong tam giác ABC
- Điểm N nằm ngoài tam giác ABC
Bài 43 (SGK - 94):
a) . 3 đoạn thẳng MN, MP, NP khi 3 điểm M, N, P..
b) ..gồm 3 đoạn thẳng TV; TU; UV khi 3 điểm T, U, V không thẳng hàng
2. Vẽ tam giác.
+ Ví dụ 1: (SGK - 94)
- Vẽ BC = 4cm
- Vẽ cung tròn tâm B bán kính 3cm
- Vẽ cung tròn tâm C bán kính 2 cm
- Giao điểm của 2 cung là AÒNối A với B và C ta được ABC.
+ Ví dụ 2: Vẽ ABC biết:
AB = 4cm ; 
BC =5cm ; AC = 3cm
- Vẽ BC bằng 5cm
-Vẽ cung tròn tâm B bán kính 4cm
- Nối giao điểm A với B và C
Bài 44 (SGK - 95):
Tên 
Tên đỉnh
Tên 3 góc
Tên cạnh
ABI
A, B, I
ABI; BAI; AIB
AB, BI, IA
AIC
A, I, C
ABI; BAI; AIB
AI, IC, AC
ABC
A, B, C
ABC; ACB; BAC;
AB, BC, AC
Bài 45 (SGK - 95):
a) AI là cạnh chung của ABI; ACI
b) AC là cạnh chung của ABC; ACI
c) AB là cạnh chung của ABI; ABC 
d) ABI & ACI có 2 góc kề bù
4. Củng cố - Luyện tập:
- Tam giác là gì?
- Tam giác có mấy đỉnh, mấy góc, mấy cạnh?
5. Hướng dẫn - Dặn dò:
- Học kỹ các khái niệm.
– Học sinh về nhà học bài và làm các bài tập 46, 47 trang 95 SGK. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
	Biên Hòa, ngày 19 tháng 3 năm 2015
	Giáo sinh
	Dương Đức Thạch
Ngày duyệt
Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 9. Tam giác - Dương Đức Thạch - Trường THCS Lê Quang Định.docx