Tiết 26, Bài 18: Mol - Đinh Văn Đạt

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

Biết được :

- Khái niệm mol.

- Khái niệm khối lượng mol.

- Khái niệm thể tích mol của chất khí và biết ở đktc 1 mol chất khí có thể tích là 22,4 (lit).

2. Kĩ năng :

- Xác đinh số nguyên tử, phân tử; tính được khối lượng mol nguyên tử, phân tử của các chất theo CTHH.

- Rèn kĩ năng tư duy logic, kĩ năng khái quát hóa.

3. Thái độ :

- Nghiêm túc, chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập.

- Tập cho HS tính cẩn thận, chính xác.

- Tạo hứng thú học tập bộ môn, lòng say mê nghiên cứu khoa học.

 Trọng tâm :

Khái niệm mol, khái niệm khối lượng mol, khái niệm thể tích mol của chất khí

 

docx 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 26, Bài 18: Mol - Đinh Văn Đạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 26 – BÀI 18 : MOL
Mục tiêu bài học:
Kiến thức : 
Biết được :
Khái niệm mol.
Khái niệm khối lượng mol.
Khái niệm thể tích mol của chất khí và biết ở đktc 1 mol chất khí có thể tích là 22,4 (lit).
Kĩ năng :
Xác đinh số nguyên tử, phân tử; tính được khối lượng mol nguyên tử, phân tử của các chất theo CTHH.
Rèn kĩ năng tư duy logic, kĩ năng khái quát hóa.
Thái độ :
Nghiêm túc, chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập.
Tập cho HS tính cẩn thận, chính xác.
Tạo hứng thú học tập bộ môn, lòng say mê nghiên cứu khoa học.
Trọng tâm :
Khái niệm mol, khái niệm khối lượng mol, khái niệm thể tích mol của chất khí
Chuẩn bị :
Giáo viên : Giáo án, dụng cụ, đồ dùng phục vụ việc giảng dạy
Học sinh : 
Học bài cũ.
Nghiên cứu trước bài mới.
Đồ dùng học tập. 
Hoạt động dạy – hoc:
Ổn định lớp : (1p)
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới:
Đặt vấn đề : Các em đã biết kích thước và khối lượng của nguyên tử, phân tử là vô cùng nhỏ bé không thể cân, đo, đong, đếm được.Vậy để xác định được lượng chất đó các nhà khoa học đã vào môn hóa học khái niêm mol. Vậy mol là gi?
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Nội dung
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niêm mol (13p)
-Nêu : “Mol là lượng chất có chứa 6x1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó”
-Con số 6x1023 được gọi là số Avogadro và được kí hiệu là N.
-Yêu cầu HS đọc phần đọc thêm (sgk.trang 64-65)
- Hỏi:
+ 1mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?
+1mol phân tử CO2 có chứa bao nhiêu phân tử CO2?
-chú ý:
1 mol bất kỳ chất nào cũng chứa N=6x1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
-Nếu có 1 mol hidro thì các em sẽ hiểu như thế nào?
-vậy để không bị nhầm thì cần phải xác định rõ là mol nguyên tử hay là mol phân tử.
-Nghe và ghi nhớ
-Đọc phần đọc thêm.
-Trả lời:
+ 1 mol nguyên tử nhôm có chưa N =6x1023 nguyên tử nhôm.
+1mol phân tư CO2 có chưa N = 6x1023 phân tử CO2.
-Nghe và ghi nhớ.
-HS1: là lượng chất có chứa N=6x1023 nguyên tử Hidro.
-HS1: là lượng chất có chứa N=6x1023 phân tử Hidro.
-Nghe và ghi nhớ.
I . Mol là gi?
a.khái niệm:
Mol là lượng chất có chứa
6x1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
 N = 6x1023 : số Avogadro
b.Thí dụ:
+ 1 mol nguyên tử nhôm có chưa N =6x1023 nguyên tử nhôm.
+1mol phân tư CO2 có chưa N = 6x1023 phân tử CO2.
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm khối lượng mol (13p)
-Yêu cầu học sinh nghiên cứu và cho biết khái niệm khối lượng mol?
-Treo bảng phụ:
Chất
NTK/PTK
Khối lượng mol
Fe
CO2
H2O
-Yêu cầu HS so sánh và nhận xét?
-Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
-HS lên bảng hoàn thành
-Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng trị số với NTK hoặc PTK của chất đó.
II.Khối lượng mol là gi?
a.khái niệm
-Khối lượng mol của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
-KH: M
b.Thí dụ:
Tính khối lượng mol của các chất sau: Al2O3, CaCO3, SO2
 Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm thể tích mol của chất khí (12p)
-Yêu cầu HS nghiên cứu và cho biết thể tích mol của chất khí là gi?
-Yêu cầu HS quan sát hình 3.1( sgk trang 64)
→ Nhận xét và so sánh
→Yêu cầu rút ra kết luận
-Thể tích của 1 mol chất khí ở đktc?
-Thể tích của 1 mol chất khí ở điều kiện thường?
-Yêu cầu học sinh làm bài tập 3 (sgk trang 65)
-Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
-các chất có khối lượng mol khác nhau.
-Các chất khí có thể tích bằng nhau.
- Kết luận :1 mol của bất kỳ chất khí nào trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp xuất đều chiếm thể tích bằng nhau.
- ở đktc:
V = 22,4 lít
-Ở đk thường:
V = 24 lít
-Làm bài tập 
III.Thể tích mol của chất khí là gi?
a.khái niệm
-Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
-Ở đktc :
V = 22,4 lít
-Ở đk thường :
V = 24 lít
Củng cố: (5p)
Yêu cầu HS tóm tắt nội dung kiến thức của bài học.
Hướng dẫn về nhà: (1p)
-Học bài
-Làm bài tập 1,2,4,5 sgk và bài tập trong sách bài tập
-Nghiên cứu trước bài 19 “chuyể đổi khối lượng, thể tích và lượng chất” để giờ sau học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 18. Mol - Đinh Văn Đạt.docx