Tiết 26, Bài 26: Vẽ trang trí Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm - Nguyễn Thị Ngân

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

- Học sinh hiểu ý nghĩa và nội dung của đề tài và cách vẽ tranh. ( hoạt động 2 )

- Học sinh biết về tác dụng của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm trong trang trí. ( hoạt động 2 )

1.2 Kĩ năng:

- Học sinh thực hiện được: vẽ được một khẩu hiệu ngắn bằng kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. ( hoạt động 3 )

- Học sinh thực hiện thành thạo: vẽ được kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. ( hoạt động 3 )

1.3 Thái độ:

- Thói quen: thích quan sát cuộc sống

- Tính cách: biết những đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và vẻ đẹp của nó.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

- HS hiểu được vẽ được khẩu hiệu bằng kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm

3. CHUẨN BỊ:

3.1 Giáo viên:

- Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.

- Sưu tầm một số kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách báo, báo.

- Một số dòng chữ được sắp xếp đúng và chưa đúng.

- Một số con chữ kẻ sai và dòng chữ kẻ sai.

3.1 Học sinh:

- Sưu tầm một số kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách, báo.

- Giấy A4, bút chì, tẩy, màu.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2651Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 26, Bài 26: Vẽ trang trí Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm - Nguyễn Thị Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Tiết PPCT 26
Ngày dạy: 6/ 3	
BÀI 26 – VẼ TRANG TRÍ
KẺ CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM
š{›
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Học sinh hiểu ý nghĩa và nội dung của đề tài và cách vẽ tranh. ( hoạt động 2 )
Học sinh biết về tác dụng của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm trong trang trí. ( hoạt động 2 )
Kĩ năng:
Học sinh thực hiện được: vẽ được một khẩu hiệu ngắn bằng kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. ( hoạt động 3 )
Học sinh thực hiện thành thạo: vẽ được kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. ( hoạt động 3 )
Thái độ:
Thói quen: thích quan sát cuộc sống
Tính cách: biết những đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và vẻ đẹp của nó.
NỘI DUNG HỌC TẬP
HS hiểu được vẽ được khẩu hiệu bằng kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
Sưu tầm một số kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách báo, báo.
Một số dòng chữ được sắp xếp đúng và chưa đúng.
Một số con chữ kẻ sai và dòng chữ kẻ sai.
Học sinh:
Sưu tầm một số kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách, báo.
Giấy A4, bút chì, tẩy, màu...
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút )
GV kiểm tra sĩ số
Kiểm tra miệng: (2 phút )
GV gọi 4 HS treo bài
HS nhận xét
Bố cục.
Cách kẻ chữ
Màu sắc.
GV nhận xét và đánh giá
Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh:
Nội dung bài học:
* Hoạt động 1: vào bài: Ở tiết trước chúng ta đã biết cách kẻ dòng chữ bằng kiểu chữ in hoa nét đều. Hôm nay chúng ta sẽ học cách kẻ một khẩu hiệu đơn giản bằng kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ in hoa nét thanh nét đậm:
GV đặt một số câu hỏi gợi mở cho HS:
Chữ tiếng Việt hiện nay có nguồn gốc từ đâu? 
Chữ La Tinh
Có những kiểu chữ nào?
Chữ nét đều, chữ có chân, nét to, hoa mĩ
Gv treo cho HS quan sát một số kiểu chữ.
Treo bảng chữ in hoa nét thanh nét đậm.
Hướng dẫn HS quan sát và trả lời các câu hỏi:
Chữ nét thanh nét đậm là kiểu chữ như thế nào?
Dáng chữ cho ta cảm giác gì?
Các chữ có sự khác nhau về độ rộng hẹp không?
Chữ nào có độ hẹp nhất? Rộng nhất?
Chữ nào chỉ có nét đậm?
HS nhận xét và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét chung.
Lưu ý HS: Nét từ trên kéo xuống là nét đậm, nét đưa lên và ngang qua là nét thanh.
Chú ý chữ O hai bên là nét đậm.
Giới thiệu một số chữ có chân cho HS quan sát, nhận ra sự đa dạng của chữ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách kẻ chữ:
Treo một số chữ nét nét thanh nét đậm đúng và sai cho HS nhận xét.
Minh họa nhanh cách kẻ một số chữ.
Hướng dẫn HS cách kẻ chữ qua hình minh họa.
Trước khi sắp xếp dòng chữ ta cần ước lượng chiều dài, chiều cao cho phù hợp bố cục khổ giấy. ( GV hướng dẫn HS cách tính)
Lưu ý độ rộng hẹp của các chữ, ví dụ như chữ I, M,
Bên cạnh đó, GV lưu ý HS khi đặt các chữ: V, A hay T, A cạnh nhau thì nên rút ngắn khoảng cách giữa 2 con chữ.
Cần chú ý khoảng cách giữa hai con chữ, giữa hai chữ.
Các chữ giống nhau cần kẻ đều nhau.
Chữ cần phải có dấu. GV minh họa tác hại của việc viết chữ không dấu để HS nhận thức được tầm quan trọng của việc bỏ dấu.
Các nét thanh nét đậm trong dòng chữ phải bằng nhau.
GV lưu ý HS dùng thước kẻ chữ cho sắc nét, thẳng.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS thực hành:
_ GV nêu yêu cầu của bài.
_ Hướng dẫn HS:
+ Ước lượng chiều dài dòng chữ.
+ Ước lượng chiều cao dòng chữ.
+ Phân chi khoảng cách con chữ, chữ sao cho phù hợp.
+ Vẽ phác dáng con chữ và kẻ chữ.
+ Tô màu chữ và nền cho đẹp và nổi bật.
* Lưu ý:
Dùng thước và ê ke để vẽ nét cong.
HS có thể cắt dắn tuỳ thích.
_ HS thực hành.
_ GV theo dõi và hướng dẫn HS thực hành.
Đặc điểm của chữ in hoa nét thanh nét đậm:
_ Là kiểu chữ có các nét thanh nét đậm.
_ Chiều cao và chiều ngang của chữ có thể thay đổi theo mục đích trình bày của người kẻ.
_ Có sự khác nhau về độ rộng hẹp.
_ Chữ I chỉ có nét đậm.
Cách sắp xếp dòng chữ:
Sắp xếp dòng chữ.
Chia khoảng cách giữa các con chữ và các chữ trong dòng chữ.
Phân chia khoảng cách sao cho hợp lí và dễ đọc.
Chiều cao và ngang của chữ phụ thuộc vào diện tích giấy.
Khoảng cách giữa các con chữ phụ thuộc vào hình dáng chữ.
Tránh để khoảng cách chữ quá rộng hoặc quá hẹp.
Kẻ chữ và tô màu.
* Lưu ý: 
Vị trí nét thanh nét đậm.
Nét thanh nét đậm phải thống nhất.
Thực hành:
Kẻ dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm: ĐOÀN KẾT TỐT, HỌC TẬP TỐT. (Tự chọn khuôn khổ)
Tổng kết: (5 phút )
GV treo tranh của học sinh và yêu cầu học sinh nhận xét.
Bố cục.
Cách kẻ chữ
Màu sắc
GV nhận xét và hướng dẫn HS cách khắc phục một số điểm sai sót; tuyên dương bài làm tốt điển hình
Hướng dẫn học tập: (2 phút )
Đối với bài học tiết này:
Về nhà hoàn thành bài vẽ.
Có thể cắt dán thêm chữ bằng giấy màu
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị 25: “ Đề tài mẹ của em”
Sưu tầm một số hình ảnh về mẹ
Đọc trước nội dung SGK
PHỤ LỤC:	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Vẽ trang trí - Kẻ chữ in hoa nét đều - Nguyễn Thị Ngân - Trường THCS Thạnh Đông.doc