Tiết 27, Bài 19: Quyền tự do ngôn luận

 *Mục tiêu :

-Kiến thức : Giúp cho học sinh :

-Hiểu được ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận .

-Kỹ năng : Giúp cho học sinh :

-Biết cách sử dụng đúng quyền tự do ngôn luận theo đúng quy định của pháp luật .

-Phát huy được quyền làm chủ của công dân .

-Thái độ : Giúp cho học sinh :

-Nâng cao sự nhận thức về quyền tự do ngôn luận .

-Phân biệt được tự do ngôn luận và sự lợi dụng tự do ngôn luận .

 * Nội dung :

-Quyền tự do ngôn luận là :

+Được tham gia bàn bạc , đóng góp ý kiến vào việc chung của đất nước , của xóm làng , của quê hương .

+Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật .

+Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặc chẻ với quyền tự do báo chí .

 *Tài liệu –Phương tiện :

 -SGK-SGV .

 -Hiến pháp 1992 .

 -Luật báo chí.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 27, Bài 19: Quyền tự do ngôn luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 19 Quyền tự do ngôn luận
 Tiết 27 ngày dạy : / /
 *Mục tiêu :
-Kiến thức : Giúp cho học sinh :
-Hiểu được ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận .
-Kỹ năng : Giúp cho học sinh :
-Biết cách sử dụng đúng quyền tự do ngôn luận theo đúng quy định của pháp luật .
-Phát huy được quyền làm chủ của công dân .
-Thái độ : Giúp cho học sinh :
-Nâng cao sự nhận thức về quyền tự do ngôn luận .
-Phân biệt được tự do ngôn luận và sự lợi dụng tự do ngôn luận .
 * Nội dung :
-Quyền tự do ngôn luận là :
+Được tham gia bàn bạc , đóng góp ý kiến vào việc chung của đất nước , của xóm làng , của quê hương .
+Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật .
+Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặc chẻ với quyền tự do báo chí .
	*Tài liệu –Phương tiện :
	-SGK-SGV .
	-Hiến pháp 1992 .
	-Luật báo chí.
	 -Giấy A0
Các hoạt động chủ yếu :
a/Kiểm tra bài cũ :
1)Em hãy cho biết hành vi nào sau đây được khiếu nại ,hoặc được tố cáo ?(Treo bảng phụ )
2)Khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo mà nhất là tố cáo thì công dân cần phải như thế nào? 
b/Giới thiệu bài mới :
-Trong cuộc sống hàng ngày , trước những bức xúc của xã hội ; công dân có quyền bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình ; được quyền bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình , đó chính là tự do ngôn luận Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay :”Quyền tự do ngôn luận “ 
c/Phát triển chủ đề :
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
*Hoạt động 1:”Khái niệm về quyền tự do ngôn luận“
- Thảo luận cả lớp.
-Câu hỏi dành cho cả lớp : (Phần đặt vấn đề ) :
*Việc làm nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân:
a)Học sinh thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh tường , lớp .
b)Tổ dân phố họp bàn về công tác trật tự an ninh ở địa phương
c)Gửi đơn kiện ra Tòa án đòi quyền thừa kế .
d)Góp ý kiến vào dự thảo luật, dự thảo Hiến pháp .
*Chốt lại : Vậy em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận?
-Thực hành :
Làm bài tập 1 trang 54 : tình huống nào thể hiện quyền tự do ngôn luận ?
+Tình huống (a )còn lại thể hiện quyền gì ?
*Hoạt động 2:”Thể hiện quyền tự do ngôn luận như thế nào ?”
-Gọi học sinh đọc lại phần đặt vấn đề (trừ câu c)
-Câu hỏi dành cho cả lớp:
+Qua các câu vừa đọc ; theo em thì công dân được sử dụng quyền tự do ngôn ở đâu , và sử dụng như thế nào ? 
Chốt lại : Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận , công dân cần tuân theo pháp luật có nghĩa là như thế nào ?
*Hoạt động 3 :”Luyện tập–củng cố”
-Liên hệ thực tế : Tìm những việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân trong cuộc sống ?
-Bài tập 2 trang 54 : Em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn ?
-Bài tập 3 : Hãy nêu các chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh , truyền hình , báo chí..) để công dân thể hiện quyền tự do ngôn luận ?
*Đọc phần đặt vấn đề .
-Các hành vi a-b-d thể hiện quyền tự do ngôn luận (thể hiện : thảo luận bàn , 
họp bàn , góp ý kiến )
-Được thảo luận bàn bạc , hôi họp bàn bạc , đóng góp ý kiến
-Tình huống b-d thể hiện quyền tự do ngôn luận .
-Trường hợp a thể hiện quyền khiếu nại .
-Công dân đươc thể hiện quyền tự do ngôn luận trong lớp , trường học , trong những cuộc tiếp xúc cử tri , trong các cuộc góp ý kiến vào các dự thảo , trên các phương tiện thông tin đại chúng 
-Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận , công dân phải trung thực ; không được vu khống , vu cáo , phát biểu linh tinh ; không được lợi dụng để xuyên tạc, nói xấu , gây chia rẽ mất đoàn kết .
*UBND xã họp dân để : 
+Bàn việc xây dựng lộ nông thôn .
+Bàn việc làm đường cống thoát nước .
+Cử tri góp ý , chất vấn đại biểu Quốc hội , đại biểu HĐND 
*Họp tổ xét bầu gia đình văn hóa , bàn việc phòng chống tệ nạn xã hội .
*Họp lớp bàn việc tham gia các phong trào thi đua do nhà trường phát động .
.
-Hướng dẫn bạn trực tiếp tham gia góp ý kiến trong cuôc họp lấy ý kiến .
-viết thư đến ban soạn thảo luật
+Ý kiến người dân .
+Ý kiến bạn nghe (xem) đài .
+ Hãy điện thoại cho đường dây nóng .
+Nghe ngưới dân nói .
+Phản hồi nhanh ..
*Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc , thảo luận , đóng góp ý kiến vào những việc chung của đất nước , của xã hội .
*Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân phố , trường , lớp ) ; trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo , đài );trong các cuộc tiếp xúc với cử tri ; trong các cuộc họp đóng góp ý kiến .
-Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận công dân cần phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật .
 d/Hướng dẫn học tập ở nhà :
 -Chép nội dung bài học vào tập .
 -Xem trước bài 20 “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “
 +Đọc trước phần đặt vấn đề .
 +Trả lời những câu hỏi gợi ý .

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Quyền tự do ngôn luận (2).doc