Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và trình tự tiến hành
* GV giới thiệu quy trình tháo, tóm tắt các bước theo sơ đồ cho HS quan sát
* GV gọi 1 HS đọc nội dung bài thực hành.
- GV hướng dẫn các bước tiến hành:
+ Hướng dẫn HS cách chọn và sử dụng dụng cụ để tháo
+ GV làm mẫu 1 số thao tác cơ bản để HS quan sát
Tiết 27 Bài 28: Thực hành GHÉP NỐI CHI TIẾT A. MỤC TIÊU: Theo sách giáo viên B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: Chuẩn bị theo sách giáo viên. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra: Thế nào là khớp động?Có mấy loại khớp động thường gặp? Cho ví dụ. 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mỗi thiết bị thường do nhiều bộ phận và nhiều chi tiết hợp thành. Bằng phương pháp gia công ghép nối ta có thể liên kết các chi tiết lại với nhau để tạo thành những bộ phận máy. Ví dụ: Dùng bulông, đai ốc bắt chặt các bộ phận ở xe đạp lại với nhau, dùng chốt để nối giữa đùi và trục xe đạp Để hiểu được cách ghép nối chi tiết ở ổ trục trước hoặc sau xe đạp, chúng ta cùng làm bài thực hành: “Ghép nối chi tiết” NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I/ Hướng dẫn chung Bước 1: Đọc kĩ nội dung bài thực hành Bước 2: Kẽ mẫu báo cáo thực hành như mục III trang 81 SGK. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và trình tự tiến hành * GV giới thiệu quy trình tháo, tóm tắt các bước theo sơ đồ cho HS quan sát * GV gọi 1 HS đọc nội dung bài thực hành. - GV hướng dẫn các bước tiến hành: + Hướng dẫn HS cách chọn và sử dụng dụng cụ để tháo + GV làm mẫu 1 số thao tác cơ bản để HS quan sát * Lưu ý: Nhắc HS khi tháo nên đặt các chi tiết theo trật tự nhất định để thuận lợi cho quá trình lắp. - Gợi ý cho HS về quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo, yêu cầu HS vẽ sơ đồ lắp trước khi thực hành. - Phân chia dụng cụ, vị trí làm việc của các nhóm Theo dõi GV giới thiệu quy trình tháo, tóm tắt các bước theo sơ đồ. * Đọc kĩ nội dung bài thực hành. - Nghe GV hướng dẫn các bước tiến hành thực hành. và quan sát GV thao tác mẫu - Nghe GV lưu ý - Vẽ sơ đồ quy trình lắp vào báo cáo thực hành. - Nhận dụng cụ và về vị trí các nhóm. II/ Tổ chức thực hành. Hoạt động 3: Tìm hiểu thực hành * GV chỉ dẫn HS làm bài theo nhóm. - GV hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên cách tiến hành bài tập thực hành của HS. * GV thường xuyên nhắc nhở HS về kỉ luật, an toàn trong giờ học. Hướng dẫn HS ghi kết quả thực hành vào mẫu báo cáo. - Theo dõi thường xuyên quá trình thực hành của HS để kịp thời phát hiện những sai sót và uốn nắn kịp thời. * HS làm bài theo nhóm qua sự hướng dẫn của GV. - Các nhóm về vị trí làm việc theo sự phân công công việc của GV. * HS lưu ý về kỉ luật, an toàn trong giờ học. Ghi kết quả vào báo cáo thực hành. 4/ Tổng kết bài học: - GV yêu cầu HS dừng thực hành, thu dọn dụng cụ, vật liệu và nộp báo cáo. - GV đánh giá kết quả thực hành và những điều cần lưu ý trong giờ học. GV nhận xét giờ học 5/ Hướng dẫn tự học: * Bài vừa học: Học thuộc quy trình tháo, lắp ổ trục trước và sau xe đạp Tập thực hành thêm trên xe đạp của mình. * Bài sắp học: Đọc trước bài 29 SGK “Truyền chuyển động” Chuẩn bị: Sưu tầm các bộ chuyển động, tìm ví dụ về các bộ truyền chuyển động
Tài liệu đính kèm: