Tiết 28, Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Tiết 1) - Nguyễn Thị Đoan Trang

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

-Nhận biết được hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước.

-Hiểu vị trí, vai trò của HP trong hệ thống PL Việt Nam.

-Nắm được những nội dung cơ bản của HP năm 1992.

2. Về kỹ năng

Có nếp sống và thói quen “ Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”

II Tài liệu – phương tiện

 SGK, SGV, SBT GDCD8

 Sơ đồ về nội dung cơ bản của HP, tổ chức BMNN.

 HP 92, Luật tổ chức QH, chính phủ .

 Một số điều luật khác.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 8242Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 28, Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Tiết 1) - Nguyễn Thị Đoan Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD lớp 8 - Học kì II
Tuần : 10 - Tiết :28
BÀI 20 : HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học 
1. Về kiến thức 
-Nhận biết được hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước.
-Hiểu vị trí, vai trò của HP trong hệ thống PL Việt Nam.
-Nắm được những nội dung cơ bản của HP năm 1992.
2. Về kỹ năng 
Có nếp sống và thói quen “ Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”
II Tài liệu – phương tiện 
	SGK, SGV, SBT GDCD8
	Sơ đồ về nội dung cơ bản của HP, tổ chức BMNN.
	HP 92, Luật tổ chức QH, chính phủ .
	Một số điều luật khác.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	Câu 1: Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
	HS: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
 	Câu 2 : Công dân được quyền sử dụng tự do ngôn luận như thế nào	HS: Sử dụng trong các cuộc họp ở cơ sở, trên phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị, hoặc góp ý kiến vào các dự thảo quan trọng để xây đựng đất nước Tuy nhiên, sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật.
3. Giảng bài mới(39’)
	*Giới thiệu bài mới :
	Ở những tiết trước các em đã được tìm hiểu về một số quyền và nghĩa vụ của công dân. Những nội dung đó là những qui định của hiến pháp nước CHXHCN-VN. Vậy hiến pháp là gì? Hiến pháp có vị trí và ý nghĩa như thế nào đối với đời sống chúng ta? Các em sẽ tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này với bài học.
* Vào bài mới
PHẦN LÀM VIỆC CỦA
GIÁO VIÊN
PHẦN LÀM VIỆC CỦA
HỌC SINH
PHẦN GHI BÀI
Hoạt động 1 : Tìm hiểu phần Đặt vấn đề 
GV : Yêu cầu HS đọc.
 GV : Yêu cầu HS thảo luận theo 2 câu hỏi sau :
1. Ngoài điều 6 hoặc điều 2 thì các em còn biết Điều luật nào khác được cụ thể hóa trong Điều 65 (hiến pháp 92)? 
2. Từ Điều 65, 146 (hiến pháp 92) và các điều luật, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa hiến pháp 92 với luật BV-CS-GD trẻ em và Luật hôn nhân gia đình?
GV : Cùng HS bổ sung, hoàn chỉnh và chốt => Hiến pháp có vai trò, vị trí “ là cơ sở, nền tảng của hệ thống Pháp luật Việt Nam”.
=> Để hiểu rõ hơn về hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam -> đi vào tìm hiểu hiến pháp theo thời gian lịch sử.
HS : Đọc luật, hiến pháp thông qua bảng treo.
- Điều 65 và Điều 146 - Hiến pháp năm 1992 
- Điều 6 - Luật CS-BV-GD trẻ em
- Điều 2 - Luật hôn nhân gia đình 
Gợi ýà Điều 8 và 10 Luật BV-CS-GD trẻ em 
à Hiến pháp là cơ sở, nền tảng tạo ra những điều luật phải phù hợp, thống nhất đựa trên nền tảng hiến pháp.
HS : Thảo luận, trao đổi ý kiến đưa ra VD chứng minh và nêu mối quan hệ.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Hiến pháp là cơ sở, là nền tảng của hệ thống Pháp luật Việt Nam.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các hiến pháp của Việt Nam 
N1,2 : Hiến pháp là gì ? 
N2: Nội dung của HP qui định những vấn đề gì?
N3,4: Theo các em biết nước ta đã trải qua mấy hiến pháp? Kể tên?
GV: Hiến pháp đầu tiên ra đời vào năm nào? Gắn liền với sự kiện lịch sử nào?
GV: Hiến pháp có hiệu lực pháp lí hiện nay là Hiến pháp năm nào?
GV : Tóm tắt “ Nhà nước ta đã ban hành 4 bản hiến pháp vào các năm : 1946, 1959, 1980 và 1992 với hoàn cảnh và ý nghĩa như sau à Ba hiến pháp sau là sự sửa đổi, bổ sung hiến pháp cho phù hợp với hoàn cảnh, tình hình của đất nước.
GV: Bản chất của nhà nước ta là gì?
GV: Cơ quan nào có quyền sửa đổi HP,PL? Trình tự ,thủ tục ntn?
GV Kết luận “Hiến pháp là đạo luật quan trọng của nhà nước. Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ cơ bản nhất của một quốc gia, định hướng cho đường lối phát triển KT, XH của đất nước.
Hiến pháp là: 
-Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu luật pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật không được trái với Hiến pháp.
- Hiếp pháp Việt Nam là sự thể chế hóa ( thể hiện rõ cơ chế, chế độ, đường lối, chính sách phát triển của đất nước ) đường lối chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong từng thời kì, từng hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
HS: Nhà nước ta đã ban hành 4 bản hiến pháp vào các năm : 1946, 1959, 1980 và 1992
HS: 1946 – nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
HS : HP 1992 được QH thông qua ngày 15-4-1992 gồm có 147 điều chia làm 12 chương.
HS: Điều 2 - Hiến pháp 1992
HS: Điều 147, Điều 83 - Hiến pháp 1992
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Hiến pháp là gì? 
-Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu luật pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Mọi văn bản pháp luật không được trái với Hiến pháp.
2. Nội dung của hiến pháp 
Qui định những vấn đề nền tảng :
+Bản chất nhà nước
+Chế độ chính trị, kinh tế
+Chính sách văn hóa xã hội
+Quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân
+Tổ chức bộ máy nhà nước.
3. Cơ quan có quyền quyết định ban hành sửa đổi hiến pháp: 
Quốc hội ban hành và chỉ có Quốc hội mới có quyền sử dổi bổ sung theo trình tự thủ tục đã qui định
Hoạt động 3: Luyện tập củng cố 
Làm BT 1 SGK
Các lĩnh vực
Điều trong HP
- Chế độ chính trị
- Chế độ KT
- VH GD KH công nghệ
- Quyền & nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Tổ chức bộ máy nhà nước
HS làm bài
Các lĩnh vực
Điều trong HP
- Chế độ chính trị
Đ2
- Chế độ kinh tế
Đ15, Đ23
- Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ
Đ 40
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Đ52, Đ57
- Tổ chức bộ máy nhà nước
Đ101, Đ131
III. BÀI TẬP:
 Bài 1- sgk/57
Dặn dò :
- Học NDBH/ 56
- Làm BT/ 57, 58
- Chuẩn bị bài 21

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nguyễn Thị Đoan Trang.doc