1. MỤC TIÊU:
1.1) Kiến thức:
- Học sinh biết vẽ đậm nhạt vào bài vẽ hình từ tiết học trước.
- Học sinh hiểu cách vẽ đậm nhạt ở bài vẽ mẫu có hai đồ vật.
1.2) Kỹ năng:
- Học sinh thực hiện biết bố cục bài vẽ hợp lý.
- Học sinh thực hiện thành thạo cách phác mảng và vẽ đậm nhạt.
1.3) Thái độ :
- Thói quen: Học sinh thói quen thể hiện hình khối.
- Tính cách: Thêm yêu mọi đồ vật quanh mình.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Quan sát, nhận xét.
- Cách vẽ đậm nhạt.
3. CHUẨN BỊ:
3.1) Giáo viên :
- Tranh minh họa các bước vẽ, hình vẽ.
- Vật mẫu thật.
3.2) Học sinh:
- Sưu tầm vật mẫu.
- Giấy, chì, tẩy,
Tuần 30: Tiết 29 Ngày dạy:././.. Bài 28: Vẽ theo mẫu MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT (Tiết 2 – Vẽ đậm nhạt) 1. MỤC TIÊU: 1.1) Kiến thức: - Học sinh biết vẽ đậm nhạt vào bài vẽ hình từ tiết học trước. - Học sinh hiểu cách vẽ đậm nhạt ở bài vẽ mẫu có hai đồ vật. 1.2) Kỹ năng: - Học sinh thực hiện biết bố cục bài vẽ hợp lý. - Học sinh thực hiện thành thạo cách phác mảng và vẽ đậm nhạt. 1.3) Thái độ : - Thói quen: Học sinh thói quen thể hiện hình khối. - Tính cách: Thêm yêu mọi đồ vật quanh mình. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Quan sát, nhận xét. - Cách vẽ đậm nhạt. 3. CHUẨN BỊ: 3.1) Giáo viên : - Tranh minh họa các bước vẽ, hình vẽ. - Vật mẫu thật. 3.2) Học sinh: - Sưu tầm vật mẫu. - Giấy, chì, tẩy, 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1:. 6A2:.. 6A3:.. 6A4: 4.2. Kiểm tra miệng: Gọi 2 hoặc 3 học sinh nộp bài vẽ HS nhận xét: Bố cục Hình vẽ - GV nhận xét đánh giá 4.3. Tiến trình bài học Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: ( 5p )Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét. Mục tiêu - Kiến thức: HS biết quan sát vật mẫu và tranh. - Kĩ năng: HS rút ra nhận xét. - GV yêu cầu học sinh lên đặt mẫu. - Học sinh nhận xét điều chỉnh cho giống mẫu ở tiết trước. ? Nguồn sáng từ phía nào (sáng từ phải sang trái) ? Có mấy mức độ đậm nhạt ( có 3 mức độ ) ? Các em hãy so sánh độ đậm nhạt giữa cái chai và khối hộp độ đậm nhạt nào mạnh hơn GV kết luận: Aùnh sáng chiếu mạnh nhất vào mẫu là từ phải sang trái. Và có 3 mức độ đậm nhạt: đậm nhất, đậm vừa, sáng. * Hoạt động 2: (7p ) Hướng dẫn học sinh cách vẽ đậm nhạt. Mục tiêu - Kiến thức: HS biết cách vẽ đậm nhạt. - Kĩ năng: HS phác mảng khối đậm nhạt. - GV yêu cầu học sinh quan sát mẫu. ? Trước khi vẽ đậm nhạt chúng ta cần phải làm gì (phân mảng đậm nhạt) ? Để diễn tả được độ phình của mẫu chúng ta vẽ như thế nào (vẽ những nét cong) - GV khi đánh bóng cần phải theo chất liệu, thô hay nhẵn bóng. - Lưu ý: Không phải tô như màu sáp mà chúng ta phải đánh từ từ và luôn luôn nheo mắt để so sánh độ đậm nhạt. ? Trong bài vẽ chúng ta dùng định luật gì (luật xa gần) ? Khi đã vẽ được đậm nhạt của cái chai và khối hộp chúng ta cần phải làm gì để tạo không gian (vẽ nền) GV kết luận: Mẫu chúng ta có khối gì thì chúng ta vờn theo mẫu để tạo độ phình to của mẫu. Khi đánh bóng không được gi chì trong bài. * Họat động 3: ( 23p )Hướng dẫn học sinh vẽ bài. Mục tiêu - Kiến thức: HS hiểu yêu cầu của bài. - Kĩ năng: HS thực hành bài vẽ. GV nêu yêu cầu của bài thực hành HS làm bài GV yêu cầu học sinh: + Quan sát mẫu để tìm độ đậm nhạt của mẫu I. Quan sát, nhận xét - Màu sắc của cái phích và quả cà chua. - Quan sát ánh sáng thể hiện trên hai vật mẫu. - Phần nào của vật nhận được nhiều ánh sáng nhất. II Cách vẽ: phác mảng đậm nhạt Vẽ đậm nhạt III Thực hành: Vẽ cái phích và quả cà chua. (vẽ đậm nhạt) 4.4 Tổng kết - GV treo tranh của học sinh và yêu cầu học sinh nhận xét. + Bố cục? + Hình vẽ? + Cách vẽ đậm nhạt? - GV chỉnh những bài chưa đạt và gợi ý cho học sinh hoàn thiện bài tốt hơn. 4.5 Hướng dẫn học tập * Đối với bài học ở tiết này - Về nhà hoàn thành bài vẽ. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo. - Chuẩn bị Bài29: “SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ ĐẠI” + Tìm hiểu bài + Sưu tầm tranh ảnh 5.PHỤ LỤC SGK Mĩ thuật 6. SGV Mĩ thuật 6.
Tài liệu đính kèm: