I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1/ Kiến thức : Hiểu được tại sao cần phải biến đổi chuyển động?
2/ Kĩ năng : Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động
3/ Thái độ : Tạo niềm yêu thích tìm hiểu các cơ cấu biến đổi chuyển động.
II.CHUẨN BỊ:
1-Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo
Mẫu vật và tranh vẽ một số cơ cấu biến đổi chuyển động
2-Học sinh: SGK; Vở ghi,
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ:
-Em hãy cho biết các cơ cấu truyền chuyển động và ứng dụng của từng loại?
-Hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa truyền động ăn khớp và truyền động ma sát?
Lớp: Tiết: (tkb). Ngày giảng: Sĩ số: Vắng: Lớp: Tiết: (tkb). Ngày giảng: Sĩ số: Vắng: Tiết 29, Bài 30 BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG I.MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1/ Kiến thức : Hiểu được tại sao cần phải biến đổi chuyển động? 2/ Kĩ năng : Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động 3/ Thái độ : Tạo niềm yêu thích tìm hiểu các cơ cấu biến đổi chuyển động. II.CHUẨN BỊ: 1-Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo Mẫu vật và tranh vẽ một số cơ cấu biến đổi chuyển động 2-Học sinh: SGK; Vở ghi, III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ: -Em hãy cho biết các cơ cấu truyền chuyển động và ứng dụng của từng loại? -Hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa truyền động ăn khớp và truyền động ma sát? 2/ Nghiên cứu kiến thức mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động? GV cho HS quan sát một số cơ cấu biến đổi chuyển động và hướng dẫn HS tìm hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động? Học sinh thảo luận và có thể trả lời: Các bộ phận của máy có nhiều dạng chuyển động rất khác nhau. I, tại sao cần biến đổi chuyển động? Các bộ phận của máy có nhiều dạng chuyển động rất khác nhau Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động Gv đặt câu hỏi: Em hãy quan sát hình 30.2 và tìmhiểu cấu tạo của cơ cấu tay quay – con trượt? GV đặt câu hỏi: Hãy nêu hoạt động của bộ truyền động đai? Gv hỏi: Em hãy cho ví dụ về cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại Gv kết luận . Gv đặt câu hỏi: Em hãy quan sát hình 30.2 và tìmhiểu cấu tạo của cơ cấu tay quay – thanh lắc? Gv hỏi: Hãy nêu hoạt động của bộ truyền động đai? Gv hỏi: Em hãy cho ví dụ về cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại? Gv kết luận . Học sinh có thể trả lời: Cấu tạo của cơ cấu tay quay – con trượt gồm: -Tay quay -Thanh truyền -Con trượt -Giá đỡ Học sinh có thể trả lời: Khi tay quay chuyển động quay tròn thì con trượt chuyển động tịnh tiến HS có thể trả lời: Động cơ ôtô, xe máy Học sinh có thể trả lời: Cấu tạo gồm: -Tay quay -Thanh truyền -Thanh lắc -Giá đỡ Học sinh có thể trả lời: Khi tay quay chuyển động quay tròn thì thanh lắc chuyển động lắc HS có thể trả lời: Trong máy khâu đạp chân II, một số cơ cấu biến đổi chuyển động: 1/ Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay – con trượt) a/ Cấu tạo: -Tay quay -Thanh truyền -Con trượt -Giá đỡ b/Hoạt động: Khi tay quay chuyển động quay tròn thì con trượt chuyển động tịnh tiến (và ngược lại). c/ Ứng dụng: Trong động cơ ôtô, xe máy */ Ngoài ra còn có cơ cấu bánh răng – thanh răng, cơ cấu vít – đai ốc 2/ Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc (cơ cấu tay quay – thanh lắc) a/ Cấu tạo: -Tay quay -Thanh truyền -Thanh lắc -Giá đỡ b/Hoạt động: Khi tay quay chuyển động quay tròn thì thanh lắc chuyển động lắc (và ngược lại). c/ Ứng dụng: Trong máy dệt, máy khâu đạp chân */ Ngoài ra còn có cơ cấu cam- cần lắc. 3/ Củng cố kiến thức bài học -HS đọc phần ghi nhớ SGK. -GV hướng dẫn Hs trả lời câu hỏi SGK. 4/Dặn dò -GV lưu ý Hs học bài ở nhà. -----------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: