I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS đạt được :
1.Kiến thức:
- So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống
- Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới
- Biết một số siêu đô thị trên thế giới
2. Kĩ năng:
- Đọc, xác định các siêu đô thị trên trên thế giới trên lược đồ.
- Nhận biết được quần cư đô thị hay quần cư qua tranh ảnh.
- Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và môi trường.
3. Thái độ :
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường đô thị,phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị
4. Định hướng phát triển năng lực :
- Năng lực chung : Tự học ;giải quyết vấn đề ;giao tiếp ;hợp tác ;
- Năng lực riêng : Sử dụng bản đồ ; Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,video clip ;
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của giáo viên :Bản đồ phân bố dân cư và đô thị thế giới.
2.Chuẩn bị của học sinh : SGK, tài liệu sưu tầm về đô thị
Tuần 2 Ngày soạn:22/ 08/2014 Tiết 3 Ngày dạy: 25 /08/2014 Bài 3 :QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA . I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS đạt được : 1.Kiến thức: - So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống - Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới - Biết một số siêu đô thị trên thế giới 2. Kĩ năng: - Đọc, xác định các siêu đô thị trên trên thế giới trên lược đồ. - Nhận biết được quần cư đô thị hay quần cư qua tranh ảnh. - Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và môi trường. 3. Thái độ : - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường đô thị,phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị 4. Định hướng phát triển năng lực : - Năng lực chung : Tự học ;giải quyết vấn đề ;giao tiếp ;hợp tác ; - Năng lực riêng : Sử dụng bản đồ ; Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,video clip ; II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Chuẩn bị của giáo viên :Bản đồ phân bố dân cư và đô thị thế giới. 2.Chuẩn bị của học sinh : SGK, tài liệu sưu tầm về đô thị III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1.Ổn định lớp : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A1............................, 7A2...........................7A3................... .7A4......................................7A5......................................, 7A6........................................... 2.Kiểm tra bài cũ: - Trình bày và giải thích tình hình phân bố dân cư trên thế giới? - Nêu các đặc điểm của 3 chủng tộc chính trên thế giới ? 3. Tiến trình bài học: Khởi động:Từ xưa con người đã biết sống quây quần bên nhau và dần hình thành nên các làng mạc và đô thị trên Trái Đất. Để hiểu rõ hơn các loại hình quần cư và đô thị hóa chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt đông 1: Tìm hiểu sự khác nhau về quần cư nông thôn và quần cư đô thị *Phương pháp dạy học: Đàm thoại; Sử dụng bản đồ;Giải quyết vấn đề;thảo luận; * Kỹ thuật dạy học: đặt câu hỏi;học tập hợp tác; *Bước 1: - GV gọi HS đọc thuật ngữ: “ quần cư”( trang 188 sgk). - Cho biết có mấy kiểu quần cư chính ? Kể tên ? *Bước 2: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo bàn . Quan sát 2 H.3.1 và H.3.2 sgk/ Tr.10 kết hợp sự hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị ? + Hình thức tổ chức sinh sống? + Qui mô và mật độ dân số? + Hoạt động kinh tế chủ yếu và lối sống? *Bước 3: - HS thảo luận theo cặp, trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức( Phần phụ lục) - Nơi em đang sống thuộc kiểu quần cư nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới *Phương pháp dạy học: Đàm thoại; Sử dụng bản đồ;Giải quyết vấn đề; * Kỹ thuật dạy học:đặt câu hỏi;học tập hợp tác; *Bước 1: - GV cho HS đọc thuật ngữ “đô thị hóa” SGK/ Tr.187 - Đô thị xuất hiện trên Trái đất từ thời kì nào và phát triển mạnh ở đâu ? Ngyên nhân hình thành ? Do nhu cầu trao đổi hàng hóa, có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. - Tỉ lệ dân số đô thị trên thế giới có sự thay đổi như thế nào? Tại sao? *Bước 2: - Siêu đô thị là gì ? (Nhiều đô thị phát triển thành siêu đô thị) - Quan sát H 3.3 sgk/Tr.11 cho biết: + Châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất ? + Đọc tên và xác định các siêu đô thị đó trên bản đồ. - Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào? ( Đang phát triển ) - HS trả lời, GV nhấn mạnh quá trình đô thị hoá là xu thế tất yếu hiện nay và những vấn đề bất cập của nó. *Bước 3: - Sự tăng nhanh tự phát của số dân trong các đô thị đã gây ra những hậu quả gì ? Giải pháp khắc phục ? - Nêu mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và môi trường ? Quá trình đô thị hóa phát triển đã gây ra ô nhiễm nước, không khí, đất do chất thải từ các đô thị thải ra hoặc do chất thải từ các khu công nhiệp thải ra ngày càng nhiều - Liên hệ thực tế ở Việt Nam. 1.Quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Phụ lục 2. Đô thị hoá. Các siêu đô thị. - Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới. - Dân số đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị. - Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở thành siêu đô thị. - Ví dụ: + Châu Á:Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Thượng Hải, Xơ-un, Niu Đê-li, Gia-cac-ta. + Châu Âu: Mat-xcơ-va, Pa-ri, Luân Đôn. + Châu Phi: Cai-rô, La-gốt. + Châu Mĩ: Niu-I-ooc, Mê-hi-cô, Ri-ô đê Gia-nê-rô. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1 . Tổng kết : - Quần cư là gì? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị? - Gv Hướng dẫn HS làm bài tập 2/12 sgk/ Tr12 2. Hướng dẫn học tập: - Học bài, làm bài tập. - Ôn lại cách đọc tháp tuổi, phân tích và nhận xét. - Chuaån bò baøi Thực hành “ Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi” V. PHỤ LỤC : Đặc điểm Quần cư nông thôn Quần cư đô thị Hình thức tổ chức cư trú Phân tán, làng mạc, thôn xóm thường gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng, hay mặt nước. Tập trung. Nhà cửa xây thành phố phường Mật độ dân số Thấp → dân cư thưa Cao → dân tập trung đông Hoạt động kinh tế chủ yếu Sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp. Sản xuất công nghiệp và dịch vụ Lối sống Nghiêng về truyền thống, phong tục tập quán. Nếp sống văn minh, trật tự, có tổ chức. VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: