Tiết 3, Bài 3: Quần cư - Đô thị hóa - Phan Văn Tân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Nắm đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

- Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.

- Biết quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới (Đặc biệt ở các nước đang phát triển) đã gây nên những hậu quả xấu cho môi trường.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết kiến thức qua hình ảnh

- Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và môi trường

3.Thái độ:

Có ý thức giữ gìn, BVMT đô thị, phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến MT đô thị

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Lược đồ dân cư thế giới có các đô thị

2. Học sinh: Sưu tầm một số ảnh các đô thị Việt Nam, một số thành phố lớn trên thế giới

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập, sỉ số lớp học.

7A1 7A2 7A3 7A4

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 Khởi động: Trước đây con người sống hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên. Sau đó con người đã biết sống tụ tập, quay quần bên nhau để có thêm sức mạnh khai thác và cải tạo thiên nhiên. Cụ thể như thế nào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 3.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 3, Bài 3: Quần cư - Đô thị hóa - Phan Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Ngày soạn: 23/08/2013
Tiết: 3 Ngày dạy: 26/08/2013
BÀI 3: QUẦN CƯ- ĐÔ THỊ HÓA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nắm đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
- Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.
- Biết quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới (Đặc biệt ở các nước đang phát triển) đã gây nên những hậu quả xấu cho môi trường.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết kiến thức qua hình ảnh
- Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và môi trường
3.Thái độ:
Có ý thức giữ gìn, BVMT đô thị, phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến MT đô thị
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 
1. Giáo viên: Lược đồ dân cư thế giới có các đô thị
2. Học sinh: Sưu tầm một số ảnh các đô thị Việt Nam, một số thành phố lớn trên thế giới
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập, sỉ số lớp học.
7A1  7A2  7A3  7A4 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 Khởi động: Trước đây con người sống hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên. Sau đó con người đã biết sống tụ tập, quay quần bên nhau để có thêm sức mạnh khai thác và cải tạo thiên nhiên. Cụ thể như thế nào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 3.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
1. Hoạt động 1: (nhóm) 
So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
* Bước 1: 
Hs đọc thuật ngữ: “Quần cư’’
* Bước 2: 
Quan sát ảnh H3.1 và H3.2 sgk cho biết sự khác nhau giữa 2 kiểu quần cư?
 + Hoạt động kinh tế
 + Mật độ dân số
 + Cách tổ chức sinh sống
* Bước 3: 
Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung
* Bước 4: 
Gv chuẩn xác lại kiến thức hoàn chỉnh ghi bảng 
* Bước 5: 
Nơi em cùng gia đình đang sinh sống thuộc kiểu quần cư nào?
Với thực tế địa phương mình hãy cho biết kiểu quần cư nào đang thu hút đông dân đến sinh sống và làm việc?
2. Hoạt động 2 : (cá nhân)
Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới
* Bước 1: 
Hs đọc thuật ngữ ''đô thị hóa''
- Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào? Ở đâu?
- Xuất hiện đô thị do nhu cầu gì của XH loài người?
(Trao đổi hàng hóa, phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp)
Em có nhận xét gì về dân số hiện nay trên thế giới?
- Đô thị hóa phát triển nhất khi nào?
* Bước 2: 
Gv giới thiệu thuật ngữ “ siêu đô thị’’
* Bước 3: 
Quan sát H3.3 cho biết:
- Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới? (23)
- Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? Đọc tên? (Châu Á:12)
- Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào?
* Bước 4: Gv: ngày nay số người sống trong đô thị chiếm 50% dân thế giới.
? Sự tăng nhanh tự phát của dân trong các đô thị và siêu đô thị đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho vấn đề gì ?
Tích hợp BVMT: Môi trường, sức khoẻ, giao thông, giáo dục, trật tự an ninh
* Bước 5: 
Hs xác định trên bản đồ một số siêu đô thị lớn trên thế giới
1. Các kiểu quần cư
- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng, hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt (dẫn chứng)
2. Đô thị hóa, siêu đô thị
- Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới.
- Dân số đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị.
- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở thành siêu đô thị.
- Một số siêu đô thị tiêu biểu ở các châu lục.
+ Châu Á; Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Thượng Hải, Xơ-un, Niu Đê-li, Gia-cac-ta.
+ Châu Âu: Mat-xcơ-va, Pa-ri, Luân Đôn.
+ Châu Phi: Cai-rô, La-gốt.
+ Châu Mĩ: Niu-I-ooc, Mê-hi-cô, Ri-ô đê Gia-nê-rô.
4. Đánh giá: 
 - HS đọc phần ghi nhớ sgk
 - Phân biệt sự khác nhau giữa 2 kiểu quần cư
 - Xác định tên một số siêu đô thị lớn trên thế giới
5. Hoạt động nối tiếp: 
 - Học và làm bài tập 2 vào vở
 - Ôn lại cách đọc tháp tuổi, kỹ năng nhận xét phân tích các tháp tuổi
IV. PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Quần cư - Đô thị hóa - Phan Văn Tân - Trường THCS Liêng Trang.doc