I. MỤC TIÊU: Sau tiết nay HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
- Ý nghĩa của công thức hoá học cụ thể theo số moℓ, theo khối lượng hoặc theo thể tích
(nếu là chất khí).
- Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học
2. Kĩ năng: - Dựa vào công thức hoá học:
+ Tính được tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất.
+ Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết công thức hoá học của một số hợp chất và ngược lại.
3. Thái độ:
- Gây hứng thú học tập bộ môn , tính cẩn thận, khoa học, chính xác.
4. Trọng tâm:
- Xác định tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, % khối lượng các nguyên tố, khối lượng mol của chất từ công thức hóa học cho trước.
5. Năng lực cần hướng đến:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.
Tuần 15 Ngày soạn: 21/11/2014 Tiết 30 Ngày dạy: 24/11/2014 Bài 21. TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC (T1) I. MỤC TIÊU: Sau tiết nay HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Ý nghĩa của công thức hoá học cụ thể theo số moℓ, theo khối lượng hoặc theo thể tích (nếu là chất khí). - Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học 2. Kĩ năng: - Dựa vào công thức hoá học: + Tính được tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất. + Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết công thức hoá học của một số hợp chất và ngược lại. 3. Thái độ: - Gây hứng thú học tập bộ môn , tính cẩn thận, khoa học, chính xác. 4. Trọng tâm: - Xác định tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, % khối lượng các nguyên tố, khối lượng mol của chất từ công thức hóa học cho trước. 5. Năng lực cần hướng đến: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên – học sinh: a. GV: Bảng phụ Phiếu học tập b. HS: Ôn tập các phần kiến thức : CTHH, NTK , PTK , Mol 2. Phương pháp: Đàm thoại – Thảo luận nhóm – Làm việc cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 8A1 .. 8A5 .. 8A6 .. 2. Kiểm tra bài cũ(8’): HS1: Viết công thức . Áp dụng: Hãy tính tỉ khối của khí oxi so với khí hiđro. HS2: Viết công thức . Áp dụng: Tính tỉ khối của khí cacbonic so với không khí. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nhìn vào công thức hoá học của mỗi chất các em không chỉ biết được thành phần các nguyên tố hoá học tạo nên chất , mà còn xác định được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất. b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Biết công thức hoá học của hợp chất, hãy xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất(15’). -GV: Yêu cầu HS làm ví dụ: Xác định thành phần % ( theo khối lượng ) của các nguyên tố trong hợp chất cacbonic. -GV: Hướng dẫn HS cách làm: + B1: Tìm M của CO2 . + B2: Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất ( dựa vào chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố ). + B3: Tính ( bằng công thức : m = n x M ). + B4: Tính % của C, O. -GV: Yêu cầu HS nêu các bứơc tính % các nguyên tố trong hợp chất. -HS: Theo dõi, suy nghĩ cách làm bài tập: -HS: Thực hiện: + + 1 mol CO2 có 1 mol C và 2 mol O. - HS: Thực hiện: I: Biết công thức hoá học của hơp chất, hãy xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất - Tìm khối lượng mol của hợp chất. - Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất. - Tính khối lượng của của nguyên tố có trong 1 mol hợp chất. - Tính %. Hoạt động 2. Luyện tập(20’). Ví dụ 1: Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố có trong đá vôi ( CaCO3 ). -GV: Hướng dẫn các bước: + Tính + Tìm số mol nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất. + Tính . + Tính %. - GV: Cho HS thảo luận nhóm làm bài tập: Ví dụ 2: Tính % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất KNO3. - HS: Ghi đề và suy nghĩ cách làm bài tập. - HS: Lắng nghe và thực hiện: + =40+12+(16x3) = 100g + Trong 1 mol CaCO3 có : 1 mol nguyên tử Ca ® = 40g 1 mol nguyên tử C ® = 12 g 3 mol nguyên tử O ® = 16x3 = 48g + -HS: Thảo luận nhóm làm bài tập: + + Trong 1 mol KNO3 có: 1 mol K => 1 mol N => 3 mol O => + Ví dụ 1 :Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố có trong đá vôi ( CaCO3 ). Giải: + =40+12+(16x3) = 100g + Trong 1 mol CaCO3 có : 1 mol ngtử Ca ® = 40g 1 mol ngtử C ® = 12 g 3 mol ngtử O® = 16x3 = 48g + Ví dụ 2: Tính % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất KNO3. + + Trong 1 mol KNO3 có: 1 mol K => 1 mol N => 3 mol O => 4. Dặn dò(1’) : Về nhà học bài. Làm bài tập 1 SGK/71. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần 16 Ngày soạn: 28/11/2014 Tiết 31 Ngày dạy : 01/12/2014 Bài 21. TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC (T2) I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được : - Các bước lập công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất. 2. Kĩ năng: - Xác định được công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất. 3. Thái độ: - Hình thành được tính cẩn thận , chính xác và ham thích bộ môn hoá học . 4. Trọng tâm: - Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố. 5. Năng lực cần hướng đến: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên – Học sinh: a. GV: Bảng phụ. Phiếu học tập. b. HS: Học lại kiến thức cũ. 2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – đàm thoại – làm việc cá nhân. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 8A1 .. 8A5 .. 8A6 .. 2. Kiểm tra bài cũ(5’): HS1, 2: Làm bài tập 1.a. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài:(1’) Từ CTHH ta có thể xác định được % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất. Vậy, từ thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất làm sao có thể lập CTHH? b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Lập CTHH của hợp chất khi biết % nguyên tố trong hợp chất(10’) -GV: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố là 40% Cu ; 20% S và 40% O . Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất ( biết khối lượng mol là 160g ). -GV: Hướng dẫn: +B1: Tìm khối lượng của Cu , S , O trong 1 mol hợp chất. +B2: Tìm số mol nguyên tử của Cu , S , O trong hợp chất. - Dựa vào công thức nào để tính số mol nguyên tử của các nguyên tố ? +B3: Viết công thức hoá học của hợp chất ? -GV: Cho HS nhắc lại các bước xác định công thức hoá học của hợp chất ? - HS: Theo dõi, suy nghĩ cách thực hiện bài tập. -HS: Lắng nghe Trong 1 mol hợp chất có 1Cu, 1S và 4O. => Công thức của hợp chất là CuSO4. -HS: Nhắc lại các bước lập CTHH khi biết % các nguyên tố trong hợp chất. II. Biết thnàh phần các nguyên tố, hãy xác định công thức hoá học của hợp chất: - Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất. - Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất . - Lập công thức hoá học của hợp chất. Hoạt động 2. Luyện tập(20’). Bài 1: Hợp chất A có thành phần các nguyên tố là : 28,57% Mg , 14,2 % C , còn lại là oxi . Biết khối lượng mol của hợp chất A là 84 . Hãy xác định công thưc hoá học của hợp chất. -GV: Hướng dẫn và gọi HS làm từng bước: + Tính %O. + Tính khối lượng Mg, C và O. + Tinh n của Mg, C, O. + Từ số mol lập CTHH. \ Bài 2: Hợp chất A ở thể khí có thành phần các nguyên tố là : 80% C , 20% H . Biết tỉ khối của khí A so với hiđro là 15 . Xác định công thức hoá học của khí A. -GV: Hướng dẫn các bước tiến hành bài tập -HS: Suy nghĩ cách làm bài tập: +% O=100-( 28,57 + 14,2) = 57,23% + - Vậy, trong 1 mol hợp chất có 1Mg, 1C và 3O => CTHH là MgCO3. -HS: Ghi đề và thực hiện bài tập theo hướng dẫn của GV: Trong 1 mol hợp chất có 2C và 6H => CTHH của hợp chất là C2H6. 4. Củng cố (6’) GV yêu cầu HS làm bài tập 2.a SGK/71. 5. Nhận xét, dặn dò(2’): GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập 2. b, 3, 4, 5 SGK/71. Chuẩn bị bài: “Tính theo phương trình hoá học”. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: