I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Biết được:
• Tính chất vật lí của phi kim.
• Tính chất hóa học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hi đro và oxi.
• Sơ lược về mức độ hoạt động hóa học mạnh, yếu của một số phi kim.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng:
• Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của phi kim.
• Viết một số phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa của phi kim.
• Tín lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hóa học.
3. Thái độ
• Giáo dục thái độ học tập bộ môn và long ham thích học tập bộ môn.
4. Trọng tâm
Tính chất hóa học chung của phi kim.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ GV: NGUYỄN THỊ KIỀU LỆ Tuần: 15 Ngày soạn: 25/11/2014 Tiết: 30 Ngày dạy: 02/12/2015 CHƯƠNG 3: PHI KIM. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Bài 25: TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Biết được: Tính chất vật lí của phi kim. Tính chất hóa học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hi đro và oxi. Sơ lược về mức độ hoạt động hóa học mạnh, yếu của một số phi kim. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng: Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của phi kim. Viết một số phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa của phi kim. Tín lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hóa học. 3. Thái độ Giáo dục thái độ học tập bộ môn và long ham thích học tập bộ môn. 4. Trọng tâm Tính chất hóa học chung của phi kim. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Dụng cụ: lọ thuỷ tinh, - Hóa chất: khí oxi, Bột lưu huỳnh, phot pho, Các bon, Brom - Bảng phụ, máy chiếu. 2. Học sinh: - Ôn tập kiến thức đã học Lớp 8: Tính chất HH của Oxi và Hiđrô. - Xem trước nội dung bài học. III. Tiến trình dạy – học 1. Ổn định tổ chức Giới thiệu thầy cô giáo về dự giờ thăm lớp Kiểm tra sĩ số tác phong của HS. 2. Nêu vấn đề GV: Ở chương 2 các em học về kim loại, vậy kim loại có những tính chất hóa học nào? Các em đã nắm được tính chất của kim loại. Vậy phi kim có tính chất gì. Chúng ta cùng tìm hiểu Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bản tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Để nghiên cứu những nội dung chính sau: Phi kim có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nào? Clo, cacbon, silic có những tính chất và ứng dụng gì? Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được cấu tạo như thế nào? Vào bài: Để biết được tính chất vật lí, tính chất hóa học của phi kim. Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 25: Tính chất của phi kim. Hoạt động 1: I. Phi kim có những tính chất vật lí nào? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho HS quan sát các mẫu phi kim: Brom, oxi, hiđro, lưu huỳnh, cacbon, phot pho. - Ở điều kiện thường phi kim tồn tại ở trạng thái nào? - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK. Phi kim còn có những tính chất vật lí nào khác? GV: Hầu hết phi kim không dẫn điện trừ than chì dẫn được điện, vì vậy các em không được lấy than chì cắm vào ổ điện sẽ bị điện giật. Thực tế người ta sử dụng than chì để làm pin, nhưng hầu hết chúng ta khi sử dụng pin xong thì xả thô ra ngoài môi trường không qua xử lí, điều này rất nguy hiểm. Khi pin ở ngoài môi trường lâu ngày sẽ làm thay đổi cấu trúc của đất, mặt khác nếu trẻ em nhặt được ngặm vào miệng có thể làm ngứa, lở miệng. - Một số phi kim độc như clo, brom, iot. Đặc biệt clo ở trạng thái khí, nên khi làm thí nghiệm các em phải hết sức cẩn thận vì nếu hít nhiều khí clo có thể gây ung thư. - Phi kim có những tính chất vật lí nào? - HS quan sát mẫu của phi kim. - Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở 3 trạng thái: rắn , lỏng khí. - Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điên, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp. Một số phi kim độc như clo, brom, iot. HS trả lời, rút ra kết luận. * Tiểu kết: Tính chất vật lý: - Ở điều kiện thường phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí. - Phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp. - Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2. Hoạt động 2 II. Phi kim có những tính chất hóa học nào? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Đặt vấn đề: từ lớp 8 đến nay các em đã được làm quen với nhiều phản ứng hóa học trong đó có sự tham gia phản ứng của phi kim. PHÂN THÀNH 6 NHÓM: I, II, III, IV, V, VI THẢO LUẬN THEO NHÓM: 4 PHÚT NHÓM I, IV: Viết 3 phương trình hóa học về phi kim tác dụng với kim loại. NHÓM II, V: Viết 3 phương trình hóa học về phi kim tác dụng với hiđro. NHÓM III, VI: Viết 3 phương trình hóa học về phi kim tác dụng với oxi. Hết thời gian thảo luận: lấy kết quả 3 nhóm gắn lên bảng, các nhóm còn lại trao đổi kết quả nhận xét. GV: yêu cầu HS nhận xét kết quả Nhìn lại các phản ứng hóa học về phi kim tác dụng với kim loại Lưu ý: Nếu có phản ứng đã làm thí nghiệm thì yêu cầu học sinh nêu trạng thái của các chất có trong phản ứng. - Đọc tên các sản phẩm có trong phương trình phản ứng của phi kim tác dụng với kim loại? - Qua các phương trình hóa hoc trên, em nhận xét gì về tính chất của phi kim tác dụng với kim loại? Nhìn lại các phản ứng hóa học về phi kim tác dụng với hiđro GV: yêu cầu học sinh nêu trạng thái của các chất có trong phản ứng mà học sinh đã được làm thí nghiệm. GV: gọi HS đọc thí nghiệm clo tác dụng với hiđro GV chiếu mô phỏng thí nghiệm khí hiđro cháy trong khí clo GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng khí hiđro cháy trong khí clo? - Vì sao quỳ tím chuyển sang màu đỏ? - Hiđro tác dụng với clo tạo thành gì? Viết PTPƯ? - Yêu cầu HS rút ra kết luận về phi kim tác dụng với hiđro. GV: yêu cầu HS đọc tên các sản phẩm trong các PTHH của phi kim tác dụng với oxi GV: Đối với các phản ứng mà HS đã làm thí nghiệm thì yêu cầu HS xác định trạng thái của các chất có trong phản ứng, -Qua phản ứng của phi kim tác dụng với oxi, Em nhận xét gì về tính chất của phi kim tác dụng với oxi? Chú ý: Một số phi kim không tác dụng trực tiếp với hiđro và oxi. Ví dụ: - Hợp chất của oxi với clo được điều chế bằng con đường gián tiếp. - Hợp chất chất của hiđro với phot pho được điều chế bằng con đường gián tiếp. GV: Nêu vấn đề: Có phi kim hoạt động hóa học mạnh, có phi kim hoạt động hóa học yếu, Vậy mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào điều gì? GV: Chiếu nội dung bài tập. Gọi HS đọc nội dung bài tập. HS phân thành 6 nhóm, thảo luận HS nhận xét HS khác bổ sung nếu cần HS nêu trạng thái HS đọc tên, HS khác nhận xét bổ sung. 1. Phi kim tác dụng với kim loại. - HS nêu được -Kết luận: Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit. Ví dụ 2Na(r) + Cl2(k) 2NaCl(r) ( vàng lục) ( trắng) Fe( r) + S( r) FeS( r) ( trắng xám) ( vàng) (đen) 2. Tác dụng với hiđro HS trả lời , HS khác nhận xét bổ sụng HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. - HS: đọc thí nghiệm. HS quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng. HS nêu được: Hiđro cháy trong khí clo tạo thành khí không màu. Màu vàng lục của clo biến mất. Giấy quỳ tím hóa đỏ HS trả lời: Giấy quỳ tím hóa đỏ vì dung dịch tạo thành có tính axit. - HS nêu được: Hiđro tác dụng với clo tạo thành khí hiđro clo rua. PTPƯ. H2(k) + Cl2(k) 2HCl(k) ( khí hiđro clorua) HS: rút ra kết luận Kết luận: Nhiều phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí 3. Phi kim tác dụng với oxi - HS đọc tên, HS khác nhận xét bổ sung nếu cần. - HS nêu trạng thái của các chất có trong phản ứng HS nhận xét và rút ra kết luận Kết luận: Nhiều phi kim tác dụng với hiđro tạo thành oxit axit Ví dụ : S(r) + O2(k) SO2(k) (vàng) (không màu) -HS ghi nhận. 4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim. 1HS đọc nội dung bài tập. Bài tập: Dựa vào hóa trị của sắt và điều kiện của phản ứng.Hãy sắp xếp các phi kim trong các phương trình hóa học sau theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần? (Biết phi kim hoạt động hóa học mạnh hơn sẽ đưa kim loại lên hóa trị cao hơn và dễ phản ứng với hiđro hơn.) a. Phi kim tác dụng với kim loại b. Phi kim tác dụng với hiđro F2 + H2 → 2HF(k) Cl2 + H2 → 2HCl(k) ás S + H2 → H2S(k) 300o C + 2H2 → 1000oc CH4 (k) Ngay bóng tối 2Fe + 3Cl2 → Fe + S → FeS to III II 2FeCl3 - Yêu cầu: HS thảo luận theo bàn trong thời gian 2 phút hoàn thành Bài tập - Để xác định mức độ hoạt động hóa học của phi kimcawn cứ vào điều gì? Gv: Phi kim mạnh: F2, O2, Cl2.... Phi kim yếu hơn: S, C, P, Si HS thảo luận HS trả lời, HS nhóm khác nhận xét HS sắp xếp được các nguyên tố phi kim theo mức độ hóa học giảm dần như sau: F2, Cl2, S, C - HS nêu được: Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro. -HS ghi nhận. * Tiểu kết: Tính chất hóa học: 1) Tác dụng với kim loại: - PK t/d với KL à Muối hoặc Oxit Ví dụ:. 2Na+ Cl2 2NaCl 2Cu(r)+O2(k)2CuO(r) 2) T/d với hiđrô: - Phi kim t/d với hiđrô à hợp chất khí. Ví dụ: 2H2(k)+O2(k)2H2O(h) H2(k)+Cl2(k) 2HCl(k)( Khí Hiđro clorua) 3) T/d với oxi: -Nhiều phi kim t/d với oxià oxít axít. Ví dụ: S(r) + O2(k) SO2(k) 4P(r)+5O2(k)2P2O5(r) 4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro. - Phi kim mạnh: F2, O2, Cl2.... - Phi kim yếu hơn: S, C, P, Si 4. Luyện tập, củng cố. Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài học GV: Tòm tắt nội dung chính của bài theo sơ đồ sau: Bài tập 1: viết PTHH thực hiện chuyển hóa theo sơ đồ sau: H2S S SO2 à SO3 à H2SO4 à BaSO4 FeS à H2S Đáp án: S + H2 H2S Fe + S FeS S + O2 SO2 FeS + H2SO4 FeSO4 + H2S 2SO2 + O2 2SO3 SO3 + H2O H2SO4 H2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2H2O Bài tập 2: Cho 11,2 gam Fe tác dụng với 3,2 gam S, để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn. a) Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng? b) Nếu cho lượng chất rắn thu được sau phản ứng vào dung dịch HCl dư thì thu được bao nhiêu lít khí ở (đktc)? Đáp án: Fe + S FeS a). nFe= 0,2 (mol) ; nS = 0,1 (mol) Lập tỉ lệ số mol cua Fe và S : => nFe > nS Sau phản ứng: Fe còn dư, S phản ứng hết. b). Fe + 2HCl FeCl2 + H2 FeS + 2HCl FeCl2 +H2S - Từ số mol Fe dư và số mol FeS tính được số mol các khí, suy ra thể tích khí. Chất rắn thu được: gồm FeS và Fe dư. Dưa vòa PTPƯ: nS = nFe(pư) = nFeS = 0,1(mol) mFeS = 0,1.88 = 8,8(g) nFe(dư) = 0,2 – 0,1 = 0,1(mol) mFe(dư) = 0,1.56 = 5,6(g) Khí thu được là: H2, H2S 5. Dặn dò: Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 76 SGK Học bài và xem trước bài mới: Bài 26: Clo. Ngày 15 tháng 11 năm 2014 Giáo viên soạn: Nguyễn Thị Kiều Lệ ---------------&----------------
Tài liệu đính kèm: