I. Mục tiêu:
- Ôn tập bài hát và bài TĐN để các em nắm vững giai điệu. Luyện cho các em nhìn, đọc nốt, caođộ, trường độ chính xác.
- Có thêm hiểu biết về dân ca dân tộc ít người.
II. Chuẩn bị:
- Đàn , đệm thuần thục
- Tư liệu về dân ca dân tộc ít người để giới thiệu cho HS
GIÁO ÁN ÂM NHẠC LỚP 7 Tiết 31: Bài : - Ôn tập bài hát : TIẾNG VE GỌI HÈ - Ôn tập TĐN : TĐN SỐ 9 - Â.N.T.T : Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người I. Mục tiêu: - Ôn tập bài hát và bài TĐN để các em nắm vững giai điệu. Luyện cho các em nhìn, đọc nốt, caođộ, trường độ chính xác. - Có thêm hiểu biết về dân ca dân tộc ít người. II. Chuẩn bị: - Đàn , đệm thuần thục - Tư liệu về dân ca dân tộc ít người để giới thiệu cho HS III. Tiến trình dạy- học HĐ của GV Nội dung hoạt động HĐ của HS Ghi bảng Yêu cầu Hướng dẫn Chỉ định Kiểm tra Điều khiển Yêu cầu Kiểm tra Yêu cầu Thuyết trình Điều khiển Phát vấn Nhấn mạnh Phát vấn Thuyết trình Ôn tập bài hát: - Cả lớp trình bày lại bài hát 1 cách hoàn chỉnh - Tập hát biểu diễn (Lĩnh xướng và đồng ca) + 2-3 hs tham gia hát lĩnh xướng. Chú ý diễn tả đúng tính chất, sắc thái bài hát (tốc độ vừa,hát gọn tiếng hát nảy ở câu 1-4 và hát dàn trải ở câu 2-3) - Kiểm tra 1 số nhóm học sinh. 2. Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 10. - HS đọc thang âm C và trục âm, chú ý luyện các quãng có trong bài. - Đọc bài TĐN cho chính xác. - Kiểm tra 2-3 cá nhân- Nhận xét và hướng dẫn. 3. Âm nhạc thường thức. -Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người- ? Đọc phần giới thiệu trong SGK ? * Tìm hiểu nội dung trong phần học này: a. Sơ qua về 1 số dân tộc ít người ở VN. + VN là đất nước đông dân tộc anh em, mỗi miền, vùng đều có những bài dân ca riêng, độc đáo. Các dân tộc ít người sống ở những miền núi cao Tây Bắc và Đông Bắc- Cao nguyên Trung Bộ, Miền núi Thanh hoá. Đặc điểm chính của dân ca dân tộc ít người. - Nghe 1 số bài dân ca như Ru em, Mưa rơi, Đi cắt lúa... ? Hãy nêu đặc điểm chính của những ca khúcvừa nghe? + Nội dung: nói về tình yêu quê hương, làng bản... là những công việc hàng ngày. + Giai điệu: Mộc mạc, chân thành, giản dị và gần gũi. c. Cải biên và phát triển sáng tác âm nhạc dựa trên những âm điệu dân ca. ? Em có thuộc bài hát nào mang âm điệu của những bài dân ca của dân tộc ít người? Hãy hát trích đoạn? * Những ca khúc mang âm điệu dân ca sẽ tạo nên những ca khúc đậm đà bản sắc riêng và sẽ sống được với thời gian, với khán thính giả yêu nhạc. Ghi bài Thực hiện Trình bày Ghi bài Đọc bài Trình bày Thực hiện Theo dõi và ghi chép Lắng nghe Trả lời và ghi chép. Trình bày Theo dõi IV. Củng cố :5’ Phát vấn Yêu cầu ? Tìm những ca khúc mang âm điệu dân ca dân tộc ít người? ? Nêu những nội dung cần nhớ của giờ học này? - Cả lớp đồng ca bài hát TIẾNG VE GỌI HÈ Trả lời Thực hiện V. Hướng dẫn về nhà: 2’ Hướng dẫn - Ôn luyện 2 bài hát “Ca –chiu- sa” và bài “Tiếng ve gọi hè” - Đọc kĩ lại 2 bài TĐN để chuẩn bị tiết sau ôn tập và kiểm tra Ghi nhớ và thực hiện ----------------------------------------------------------------------- TIẾT 32: Bài : ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Học sinh được ôn lại bài hát Tiếng ve gọi hè và bài hát Ca – chiu - sa. - Học sinh được ôn tập lại hai bài TĐN số 8, số 9. Biết đánh nhịp theo 2 bài TĐN. - Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để lấy điểm. II. Chuẩn bị: - Đàn Oóc gan, máy nghe nhạc. - Đàn, hát đúng có nhạc đệm bài Tiếng ve gọi hè và bài hát Ca – chiu - sa. - Đàn và hát đúng nhạc và lời bài TĐN số 8 và TĐN số 9 III. Tiến trình dạy- học HĐ của GV Nội dung hoạt động HĐ của HS Ghi bài Trình bày Yêu cầu Điều khiển Điều khiển Chỉ định Điều khiển Điều khiển Yêu cầu Hướng dẫn Yêu cầu Chỉ định I. Ôn và kiểm tra hát: 1. Ôn hát bài hát: Ca- chiu- sa. - GV hát mẫu cho cả lớp nghe lại 1 lần. - Bắt điệu cho cả lớp hát lại bài hát có nhạc đệm từ 2 lần . - Hát tốp có lĩnh xướng - Giới thiệu bài hát Nga cho HS theo dõi 2. Ôn hát bài hát: Tiếng ve gọi hè. ( Bài hát đã ôn kỹ từ tiết trước y/c HS hát luôn) - Bắt điệu cho cả lớp hát lại bài hát có nhạc đệm từ 1-3 lượt. - Gọi cá nhân và tổ nhóm lên trình bày bài hát có phụ hoạ. Kết hợp đánh nhịp 2/4. - Cho Hs nghe bài hát khác về mùa hè. II. Ôn và kiểm tra TĐN: ? Hãy - Đàn giai điệu từng bài sau đó cho HS đọc nhạc thuần thục từng bài. ? Viết ? Viết tiết tấu chủ yếu của bài TĐN 8, 9, 1 ? Sau đó gõ tiết tấu đó? -Tập gõ tiết tấu trên cho thuần thục - Đọc lại từng bài TĐN chính xác về cao độ, trường độ. - Kiểm tra 1 số cá nhân Ghi bài Lắng nghe Thực hiện Lắng nghe Trình bày Thực hiện Lắng nghe Thực hiện theo yêu cầu Viết tiết tấu và luyện gõ tiết tấu chính xác Thực hiện Trình bày IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà: Hướng dẫn - Chuẩn bị các nội dung của chương trình: + 8 Bài hát và 9 bài TĐN + 4 nhạc sĩ lớn. + Nhạc lí và các nội dung khác của ÂNTT. - Tiết sau ôn tập cuối năm ,sau đó kiểm tra kết thúc chương trình ÂN 7. Ghi nhớ và thực hiện. Ngày soạn:......................Ngày giảng: ......................... TIẾT 33: Bài : - ÔN TẬP CUỐI NĂM I. Mục tiêu: - Qua phần ôn tập giúp GV nắm được tình hình học tập và kết quả tiếp thu bài học của học sinh. - Giúp HS nhớ và ôn luyện những kiến thức, những bài hát , TĐN đã học trong 1 năm. II. Chuẩn bị : - Đàn -hát thuần thục các bài hát và bài TĐN - Nhấn mạnh 1 số kiến thứcâm nhạc để HS nhớ và biét cách thể hiện( chú trọng những điều HS chưa nắm vững hoặc đã biết nhưng chưa hiểu chính xác) - Sổ điểm III. Tiến trình dạy - học : HĐ của GV Nội dung hoạt động HĐ của HS Ghi bảng Điều khiển Ghi bảng Điều khiển Đàn giai điệu Yêu cầu Hướng dẫn Lưu ý Ghi bảng Hướng dẫn và đọc câu hỏi 1.Ôn tập hát: - GV đệm đàn dể HS hát lại tất cả các bài hát , chú ý sửa sai. Nếu hát tốt mỗi bài chỉ cần hát 1 lần. Cần chú ý những bài hát sau: + Mái trường mến yêu. + Lí cây đa + Khúc hát chim sơn ca + Khúc ca bốn mùa. 2.Ôn tập TĐN . + Luyện cao độ - Đàn thang 5 âm, 7 âm giọng C, Am sau đó đàn trục âm. - Thực hiện tương tự như khi ôn hát: + HS cần đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời chính xác. - Chú ý các bài TĐN số 2,3,4,5,6,8,9. Ôn tập Nhạc lí và Âm nhạc thường thức * Phần nhạc lí và ÂNTT GV cho câu hỏi ôn tập về HS tự làm đáp án. - Xem lại 1 số kiến thức nhạc lí ở phần đề ôn tập học kì 1 và chú ý thêm những kiến thức sau: + Thế nào là nhịp 4/4 + Viết 1 đoạn nhạc ở nhịp 4/4 sử dụng kí hiệu thường gặp trong bản nhạc. + Viết công thức gam trưởng, xác định tên quãng, các loại dấu hoá. + Tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, Bettoven và các tác phẩm được giới thiệu trong SGK. Đồng thời đọc lại các hình thức âm nhạc khác trong phần ÂNTT. Ghi bài Thực hiện Ghi bài Nghe và đọc chính xác Thực hiện Ghi nhớ Ghi bài ( HS có thể đưa ra những thắc mắc về những câu hởi cho GV) IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà: 7’ Hướng dẫn - Hướng dẫn các câu hỏi ôn tập nhạc lí và ÂNTT? - Hướng dẫn nội dung, hình thức kiểm tra: + Kiểm tra thực hành: Hát + TĐN + Kiểm tra viết : Nhạc lí + ÂNTT + Kiểm tra vở ghi. * Lưu ý ở tiết sau sẽ kiểm tra viết ngay từ đầu giờ(15’) Ghi nhớ và ôn tập theo nội dung hướng dẫn
Tài liệu đính kèm: