I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
Giúp Hs hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
2. Kĩ năng:
- Biết được các hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm về an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
- Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
- Biết bảo vệ quyền của mình,không xâm phạm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
3.Thái độ:
- Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
TUẦN 32 Ngày Soạn: 07/04/2014 TIẾT 32 Ngày dạy: 10/04/2014 BÀI 18: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân 2. Kĩ năng: - Biết được các hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm về an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. - Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - Biết bảo vệ quyền của mình,không xâm phạm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. 3.Thái độ: - Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài: -KN tư duy phê phán -KN tự nhận thức -KN sáng tạo -KN đặt mục tiêu III. Tiến trình dạy - học. 1. Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:. , Lớp 6A3 vắng:. 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của CD là gì?. Nêu một vài hành vi vi phạm Pl xâm phạm đến chỗ ở của CD?. 2. Khi nào thì được khám chỗ ở của người khác?. 3/ Bài mới : Nếu nhặt được thư của bạn, em sẽ làm gì?. Gv cho Hs thảo luận sau đó dẫn dắt vào bài. GV dẫn dắt vào bài. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt HĐ 1: (11 phút) Thảo luận, phân tích tình huống ở sgk Mục tiêu: Giúp học sinh biết các hành vi vi phạm về an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Cách tiến hành Gv: Gọi Hs đọc tình huống ở sgk/49. Hs: Thảo luận theo nội dung những câu hỏi sau: 1. Theo em Phượng có thể đọc thư mà không cần sự đồng ý của Hiền không?. Vì sao?. Phượng không được đọc thư của Hiền, vì đó không phải là thư của Phượng. Dù Hiền là bạn thân, nhưng nếu không được sự đồng ý của Hiền thì không được đọc. 2. Em có đồng ý với giải pháp của phượng là đọc thư rồi dán lại và đưa cho Hiền không?. Giải pháp này là không chấp nhận được.Bởi vì làm như vậy là lừ dối bạn, là vi phạm quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 3.Nếu là Loan em sẽ làm gì?. - Giải thích cho Phượng hiểu không được đọc thư của bạn khi chưa được ban đồng ý - Nếu cố tình đọc là vi phạm quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Gv: Gọi hs đọc điều 73 HP 1992 và điều 125 bộ luật hình sự 1999. sgk/49,50. -Thư tín, điện thoại, điện tính của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. - Việc bóc mở, kiểm soạt, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của công dân phải do người có thẫm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. *HĐ2: .( 10 phút) HD học sinh tìm hiểu nội dung bài học Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu các quy định về an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Cách tiến hành Gv: Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại....của Cd là gì?được pháp luật quy định như thế nào? Gv: Khi nào thì được bóc thư của người khác?. Gv: Vì sao CD có được quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín...?. Gv: Hãy kể 1 số hành vi vi phạm bí mật thư tín...?. - Đọc trộm thư của người khác - Thu giữ thư, điện tín của người khác - Nghe trộm điện thaọi của người khác. - Đọc trộm thư của người khác rồi đi nói lại cho người khác biết Gv: Theo em Hs cần có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm quyền này?. HS: tự rút ra trách nhiệm của mình. 1. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín của CD: Điều 73, hiến pháp 1992 quy định: Thư tín, điện thoại, điện tín của Cd được bảo đảm an toàn và bí mật, có nghĩa là: - Không được chiếm đoạt. - Không được tự ý mở thư tín, điện tín. - Không được nghe trộm điện thoại của người khác. Việc bóc, mở, kiểm soát thư tín điện tín của Cd phải do người có thẩm quyền tiến hành theo qui định của PL. 2. Trách nhiệm của HS: c)/Thực hành, luyện tập:( 12 phút) Luyện tập. Mục tiêu:Giúp học sinh hiểu biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Cách tiến hành Gv: HD học sinh làm các bài tập b,c,d sgk/50. Gv: Nếu bố mẹ, anh chị đọc nhật kí của em thì em sẽ làm gì?. BT: Khi mượn vở của Tâm để chép bài, Lý thấy kẹp giữa quyển vở của Tâm 1 lá thư đã bóc. Tò mò, Lý cầm lên đọc và biết đây là thư của Nam một bạn trai trong lớp gửi cho Tâm. Hôm sau đến lớp Lý liền kể cho một số bạn gái nghe. Hãy nêu các sai phạm trong việc làm của Lý?. Gv: HD học sinh làm bài tập 1,2 sbtth/64. Gv: Đọc truyện: " Mẹ cứ bóc đi" ( sbtth/63). 4. Củng cố: GV: Tổ chức thảo luận nhóm, sắm vai thể hiện cách ứng xử đúng ở bài tập d (SGK/58). HS các nhóm lên sắm vai. Các nhóm khác nhận xét. Học sinh khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận toàn bài. Gv yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài. 5. Đánh giá + Ôn lại nội dung từ bài 12- 18, xem lại nội dung bài học, bài tập, liên hệ thực tế địa phương. + Mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống sắm vai theo nội dung các bài ôn tập. 6. Hoạt động nối tiếp: - Học bài. - Tiết sau học ngoại khoá “ Giáo dục giá trị và kỹ năng sống” 7. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: