Tiết 32, Bài 22: Tính theo phương trình hóa học (Tiết 1)

1. Kiến thức

 Từ phương trình hóa học và các dữ liệu bài cho. Học sinh biết cách xác định khối lượng (thể tích, lượng chất) của những chất tham gia hoặc các sản phẩm.

2. Kỹ năng

 Học sinh tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập phương trình phản ứng hóa học và kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích khí và lượng chất.

3. Thái độ

 Giáo dục ý thức, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

 Máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh

 Ôn lại bài “ phương trình hóa học”

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1901Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 32, Bài 22: Tính theo phương trình hóa học (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Ngày giảng: 02/12/2013	
Tiết 32	Bài 22: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (TIẾT 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	Từ phương trình hóa học và các dữ liệu bài cho. Học sinh biết cách xác định khối lượng (thể tích, lượng chất) của những chất tham gia hoặc các sản phẩm.
2. Kỹ năng
	Học sinh tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập phương trình phản ứng hóa học và kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích khí và lượng chất.
3. Thái độ
 Giáo dục ý thức, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
	Máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh
	Ôn lại bài “ phương trình hóa học”
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
	Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ 
Câu 1: Viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và khối lượng (m)?
 Tính số mol của 13 gam kẽm( Zn)? 
Câu 2: Nêu các bước lập phương trình hóa học ? ý nghĩa của phương trình hóa học?
 Bài toán: đốt cháy kẽm ( Zn) trong khí oxi ( O2) ta thu được hợp chất kẽm oxit (ZnO).
a) Hãy lập phương trình của phản ứng trên?
b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong PTHH trên ?
c) Nếu có 13 gam kẽm ( Zn) phản ứng đủ với 3,2 gam khí oxi(O2). Tính khối lượng kẽm oxit ( ZnO) tạo thành ?
3. Bài mới
a. Mở bài
	Nếu đề bài chỉ cho biết khối lượng của kẽm (Zn) tham gia phản ứng là 13 gam. Vậy có thể tính được khối lượng khí oxi (O2)tham gia phản ứng và khối lượng kẽm oxit (ZnO) tạo thành không ?
b. Hoạt đông dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Thời gian
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 
 1.Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm?
- GV: chiếu ví dụ trên máy
 Ví dụ 1:
 Đốt cháy hoàn toàn 13 gam kẽm( Zn) trong bình đựng khí oxi (O2) ta thu được hợp chất kẽm oxit (ZnO):
 Zn + O2 ZnO
Tính khối lượng khí oxi tham gia, khối lượng kẽm oxit tạo thành trong phản ứng trên ?
GV sử dụng kết quả của bài toán phần kiểm tra bài cũ, hướng dẫn HS đưa ra câu trả lời cho câu hỏi:
? Qua vd em có nhận xét gì về tỉ lệ số mol của các chất trong phản ứng với tỉ lệ hệ số mỗi chất trong pthh?
? Hãy tóm tắt vd1 và tìm số mol của 13gam kẽm?
? lập pthh của phản ứng?
 Căn cứ vào nhận xét về tỉ lệ số mol chất trong pthh vừa rút ra ở trên và số mol Kẽm tìm được. Hãy tìm:
? số mol khí oxi, kẽm oxit
? khối lượng khí oxi, kẽm oxit
? có thể tính khối lượng kẽm oxit theo cách nào nữa không?
? dựa vào các trình tự trên, và gợi ý trên màn hình hãy nêu nên các bước giải của dạng bài tập này
GV chiếu bài tập áp dụng
Vd2:
Trong thí nghiệm: nung đá vôi (CaCO3)thì thu được vôi sống (CaO) và khí cacbonic(CO2): 
CaCO3 CaO + CO2
Tính khối lượng đá vôi( CaCO3) cần nung để thu được 42gam vôi sống(CaO)?
 -Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức thực hiện bài tập theo các bước
- gọi lần lượt HS lên bảng thực hiện
25 phút
-HS: nghiên cứu vd trên máy chiếu
-HS: theo hướng dẫn của GV và đưa ra câu trả lời
a) ví dụ
+ Trong PTHH: từ tỉ lệ hệ số các chất tỉ lệ số mol các chất
+ tóm tắt:
Biết: 
 Zn + O2 ZnO
 mZn=13(g)
Tìm mO2 =?, mZnO =?
+ nZn= 0,2 (mol)
Pthh:
 2Zn + O2 2ZnO
Cứ: 2mol ngtử Zn tác dụng với 1mol ptử O2 tạo ra 2mol ptử ZnO.
Nếu: 0,2mol ngtử Zn tác dụng với 0,1mol ptử O2 tạo ra 0,2mol ptử ZnO.
. khối lượng khí oxi tham gia phản ứng là: mO2 = nO2 . MO2= 0,1.32 = 3,2 (g)
. khối lượng kẽm oxit tạo thành là: mZnO = nZnO. MZnO= 0.2.81= 16,2(g)
+ có thể ADĐL bảo toàn khối lượng mZnO = mZn + mO2= 13+ 3,2 =16,2(g)
b) Các bước tiến hành
B1: chuyển đổi khối lượng chất đã cho thành số mol chất
B2: viết phương trình hóa học
B3: dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.
B4: chuyển đổi số mol chất thành khối lượng bằng công thức m = n.M
c) Bài tập áp dụng
-HS vận dụng kiến thức tóm tắt và giải bài tập theo từng bước
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu
+ tóm tắt:
Biết: mCO2 = 42 g
CaCO3 CaO + CO2
Tìm mCaCO3 =?
Bài giải:
. 42g vôi sống CaO có số mol là 0,75 mol
 Lập pthh:
CaCO3 CaO + CO2
Theo pthh
.Cứ 1mol CaCO3 tham gia phản ứng thì thu được 1mol CaO
.Vậy cần 0,75mol CaCO3 tham gia phản ứng thì mới thu được 0,75mol CaO.
* khối lượng đá vôi phản ứng là mCaCO3= nCaCO3.MCaCO3 = 0,75.100 = 75g
4. Củng cố
Lồng ghép trong bài học
5. Hướng dẫn về nhà
+ Học: các bước tiến hành
( chú ý bước 1 và 2 đặt bước nào trước cũng được)
+ Làm các bài tập: Bài 1(b) và bài 3(a,b) sgk trang 75
Bài 1: lập pthh
Fe + 2HCl FeCl2 + H2 và cho biết mFe = 2,8 g, tìm mHCl =?
Ta chỉ việc áp dụng 4 bước vào làm
Bài 3: cách làm tương tự

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Tính theo phương trình hóa học.doc