Tiết 33, Bài 27: Cacbon - Bùi Thị Như Hoa

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

- Cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vô định hình.

- Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng ) có tính hấp phụ và hoạt động hoá học mạnh chất. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.

- Ứng dụng của cacbon.

2. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.

- Viết các phương trình hoá học của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại.

- Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng hoá học.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, có ý thức sử dụng hợp lí, tránh ô nhiễm môi trường.

4. Trọng tâm:

 Tính chất hóa học của cacbon.

 Ứng dụng của cacbon.

5. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

-Năng lực thực hành thí nghiệm.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.

- Năng lực tính toán.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1431Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 33, Bài 27: Cacbon - Bùi Thị Như Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 17 Ngày soạn: 05/12/2014
Tiết : 33	 Ngày dạy: 09/12/2014	
BÀI 27. CACBON
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
- Cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vô định hình.
- Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng) có tính hấp phụ và hoạt động hoá học mạnh chất. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.
- Ứng dụng của cacbon. 
2. Kĩ năng: 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.
- Viết các phương trình hoá học của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại.
- Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng hoá học. 
3. Thái độ: 
- Cẩn thận, có ý thức sử dụng hợp lí, tránh ô nhiễm môi trường.
4. Trọng tâm: 
- Tính chất hóa học của cacbon. 
- Ứng dụng của cacbon.
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực thực hành thí nghiệm.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
- Năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh 
a. Giáo viên
- Than bút chì, than gỗ(cacbon vô định hình)
- Chuẩn bị thí nghiệm: tính hấp phụ của than gỗ, cacbon tác dụng với oxit kim loại, cacbon cháy trong oxi.
b. Học sinh: Tìm hiểu bài học trước khi lên lớp. 
2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – Đàm thoại – Trực quan. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Tên HS vắng học
Lớp
Tên HS vắng học
9A1
9A4
9A2
9A5
9A3
2. Kiểm tra bài cũ(5’): 
HS1: Nêu cách điếu chế khí clo trong phòng thí nghiệm?Viết phương trình hóa học ?
HS2:Làm bài tập số 10 SGK / 81.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (2’): Cacbon là một trong những NTHH được loài người biết đến sớm nhất, rất gần gũi với đời sống con người, vậy cacbon tồn tại ở dạng nào trong tự nhiên ? Cacbon có những tính chất vật lí , hóa học và ứng dụng nào? Để trả lời, chúng ta sẽ nghiên cứu bài cacbon. 
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động cuicHS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu các dạng thù hình của cacbon(5’). 
- GV:	Lấy ví dụ về dạng thù hình của khí oxi là O2, O3, đây là những đơn chất, 
- GV: Vậy dạng thù hình là gì?
- GV: Giới thiệu 3 dạng thù hình của cacbon
-HS: Chú ý lắng nghe
- HS: Trả lời.
- HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
I. CÁC DẠNG THÙ HÌNH CỦA CACBON
1. Dạng thù hình là gì?
- Dạng thù hình của nguyên tố là dạng tồn tại của những đơn chất khác nhau do cùng 1 nguyên tố hóa học tạo nên . 
2. Cacbon có những dạng thù hình nào?
- Kim cương: cứng, trong suốt, không dẫn điện 
- Than chì: mềm, dẫn điện 
- Cacbon vô định hình: xốp, không dẫn điện 
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất của cacbon(20’). 
-GV:	Thực hiện thí nghiệm về sự hấp phụ màu của than gỗ. Hướng dẫn HS quan sát dd thu được sau khi chảy qua lớp than gỗ.
- GV thông báo:Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó chất khí, chất hơi, chất trong trong dd. 
- GV: Vậy từ đó ta rút ra được kết luận gì về cacbon?
- GV: Giới thiệu: Than gỗ, .... mới điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính.
- GV:	Cacbon là 1 phi kim. C có những tính chất hóa học gì?
- GV:	Cacbon là 1 phi kim hoạt động hóa học yếu. Điều kiện xảy ra phản ứng của cacbon với hiđro và kim loại rất khó khăn. Nên ta xét 1 số tính chất hóa học có nhiều ứng dụng trong thực tế của cacbon.
- GV: Yêu cầu HS quan sát H3.8/SGK.
- GV:	Phản ứng này toả nhiệt rất nhiều. 
- GV: Vậy từ tính chất này C dùng để làm gì?
- GV: Biễu diễn thí nghiệm CuO với C. 
- GV: Yêu cầu HS viết PTHH
- GV giới thiệu: Ở nhiệt độ cao cacbon còn khử được một số oxit kim loại khác như PbO, ZnO
-HS: Quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra: Dung dịch thu được không màu.
-HS: Lắng nghe.
- HS: Cacbon có tính hấp phụ. 
- HS: Lắng nghe. 
- HS: Dự đoán tính chất hóa học của cacbon. 
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS: Quan sát thí nghiệm và viết PTHH xảy ra: 
C + O2 CO2
- HS: Lắng nghe
- HS: Dùng làm nhiên liệu. 
-HS: Quan sát và nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra.- HS: 2CuO+C 2Cu + CO2
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
II. TÍNH CHẤT CỦA CACBON 
1. Tính chất hấp phụ 
2. Tính chất hóa học 
a. Tác dụng với O2
C + O2 CO2
b. Tác dụng với oxit của kim loại 
2CuO + C 2Cu + CO2
- Ở nhiệt độ cao cacbon còn khử được một số oxit kim loại khác như PbO, ZnO
Hoạt động 3. Tìm hiểu ứng dụng của cacbon (5’).
-GV:	Hãy nêu ứng dụng của cacbon?	
- GV: Giải thích cơ sở các ứng dụng của cacbon
-HS: Tìm hiểu thông tin SGK và nêu ứng dụng của các dạng vô định hình của C.
- HS: Giải thích. 
III. ỨNG DỤNG CỦA CACBON 
 (SGK)
4. Củng cố (5’): 
- Hướng dẫn HS làm bài tập 3,4/SGK trang 84. 
5. Nhận xét, dặn dò(1’):
- Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
- Làm bài tập về nhà:1,3,4 SGK/ 84. 
- Chuẩn bị trước bài: “Các oxit của cacbon ”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Cacbon - Bùi Thị Như Hoa - Trường THCS Liêng Trang.doc