Tiết 33, Bài 27: Cacbon - Trần Thị Ngọc Hiếu - Năm học 2013-2014

. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

- Cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vô định hình.

- Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng ) có tính hấp phụ và hoạt động hoá học mạnh chất. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.

- Ứng dụng của cacbon.

2. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.

- Viết các phương trình hoá học của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại.

- Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng hoá học.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, có ý thức sử dụng hợp lí, tránh ô nhiễm môi trường.

4. Trọng tâm:

 Tính chất hóa học của cacbon.

 Ứng dụng của cacbon

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 33, Bài 27: Cacbon - Trần Thị Ngọc Hiếu - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn: 06/12/2013
Tiết 33	 Ngày dạy: 09/12/2013	
BÀI 27. CACBON
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
- Cacbon có 3 dạng thù hình chính: kim cương, than chì và cacbon vô định hình.
- Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng) có tính hấp phụ và hoạt động hoá học mạnh chất. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu: tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.
- Ứng dụng của cacbon. 
2. Kĩ năng: 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.
- Viết các phương trình hoá học của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại.
- Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng hoá học. 
3. Thái độ: 
- Cẩn thận, có ý thức sử dụng hợp lí, tránh ô nhiễm môi trường.
4. Trọng tâm: 
- Tính chất hóa học của cacbon. 
- Ứng dụng của cacbon
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy – học: 
a. GV: Than bút chì, than gỗ(cacbon vô định hình)
 Chuẩn bị thí nghiệm: tính hấp phụ của than gỗ, cacbon tác dụng với oxit kim loại, cacbon cháy trong oxi.
b. HS: Tìm hiểu bài học trước khi lên lớp. 
2. Phương pháp: 
- Thảo luận nhóm – Đàm thoại – Trực quan. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
9A1
..
9A2
..
9A3
..
9A4
..
9A6
..
2. Kiểm tra bài cũ(5’): 
HS1: Nêu cách điếu chế khí clo trong phòng thí nghiệm?viết phương trình hóa học ?
HS2: Sữa bài tập số 10/ 81 SGK
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Cacbon là một trong những nguyên tố hóa học được loài người biết đến sớm nhất, rất gần gũi với đời sống con người, vậy cacbon tồn tại ở dạng nào trong tự nhiên ? Cacbon có những tính chất vật lí và hóa học nào? Cacbon có những ứng dụng gì? Để trả lời, chúng ta sẽ nghiên cứu bài cacbon. 
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động cuicHS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu các dạng thù hình của cacbon(5’). 
- GV:	Lấy ví dụ về khí oxi: Oxi có 2 dạng thù hình là O2, O3, đây là những đơn chất, 
- GV: Vậy dạng thù hình là gì?
- GV: Giới thiệu 3 dạng thù hình của cacbon
-HS: Lắng nghe 
- HS: Dạng thù hình của nguyên tố là dạng tồn tại của những đơn chất khác nhau do cùng 1 nguyên tố hóa học tạo -HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
I. Các dạng thù hình của cacbon
1. Dạng thù hình là gì?
- Dạng thù hình của nguyên tố là dạng tồn tại của những đơn chất khác nhau do cùng 1 nguyên tố hóa học tạo nên . 
2. Cacbon có những dạng thù hình nào?
- Kim cương: cứng, trong suốt, không dẫn điện 
- Than chì: mềm, dẫn điện 
- Cacbon vô định hình: xốp, không dẫn điện 
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất của cacbon(20’). 
-GV:	Thực hiện thí nghiệm về sự hấp phụ màu của than gỗ. Hướng dẫn HS quan sát dd thu được sau khi chảy qua lớp than gỗ.
- GV:	Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó chất khí, chất hơi, chất trong trong dd. 
- GV: Vậy từ đó ta rút ra được kết luận gì?
- GV: Giới thiệu: Than gỗ, .... mới điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính.
- GV:	Cacbon là 1 phi kim. C có những tính chất hóa học gì?
- GV:	Cacbon là 1 phi kim hoạt động HH yếu. Điều kiện xảy ra phản ứng của cacbon với hiđro và kim loại rất khó khăn. Ta xét 1 số tính chất hóa học có nhiều ứng dụng trong thực tế của cacbon.
- GV: Yêu cầu HS quan sát H3.8/SGK.
- GV:	Phản ứng này toả nhiệt rất nhiều. 
- GV: Vậy từ tính chất này C dùng để làm gì?
- GV: Biễu diễn thí nghiệm CuO với C. 
- GV: Yêu cầu HS viết PTHH
- GV giới thiệu: Ở nhiệt độ cao cacbon còn khử được một số oxit kim loại khác như PbO, ZnO
-HS: Quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra. 
-HS: Trả lời và ghi vở.
-HS: Lắng nghe.
- HS: Than gỗ có tính hấp phụ. 
- HS: Lắng nghe. 
- HS: Trả lời 
- HS: Lắng nghe. 
-HS: Quan sát thí nghiệm và viết PTHH xảy ra: 
C + O2 CO2
- HS: Lắng nghe
- HS: Trả lời. 
-HS: Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra.
- HS: Viết PTHH. 
2CuO + C 2Cu + CO2
- HS: Lắng nghe. 
II. Tính chất của cacbon 
1. Tính chất hấp phụ 
2. Tính chất hóa học 
a. Tác dụng với O2
C + O2 CO2
b. Tác dụng với oxit của kim loại 
2CuO + C 2Cu + CO2
- Ở nhiệt độ cao cacbon còn khử được một số oxit kim loại khác như PbO, ZnO
Hoạt động 3. Tìm hiểu ứng dụng của cacbon(5’).
-GV:	Hãy nêu ứng dụng của cacbon?	
- GV: Giải thích cơ sở các ứng dụng của cacbon
-HS: Tìm hiểu thông tin SGK và nêu ứng dụng của các dạng vô định hình của C.
- HS: Giải thích. 
III. Ứng dụng của cacbon: 
 (SGK)
4. Cũng cố (6’): 
- Hướng dẫn HS làm bài tập 3,4/SGK84. 
5. Nhận xét, dặn dò(1’):
- Làm bài tập về nhà:1,3,4 SGK/ 84. 
- Chuẩn bị trước bài: “Các oxit của cacbon ”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Cacbon - Bùi Thị Như Hoa - Trường THCS Liêng Trang (3).doc