Tiết 33, Bài 27: Lớp vỏ sinh vật, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất - Phan Văn Tân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm lớp vỏ sinh vật

- Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất

- Biết các tác động tích cực và tiêu cực của con người đến sự phân bố động, thực vật trên Trái Đất

- Biết được vì sao phải khai thác rừng hợp lí và bảo vệ rừng, bảo vệ những vùng sinh sống của động, thực vật trên Trái Đất

2. Kĩ năng:

- Mô tả một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới: Cảnh quan rừng mưa nhiệt đới, hoang mạc nhiệt đới

- Xác lập được mối quan hệ giữa thực vật và động vật về nguồn thức ăn

- Quan sát nhận biết sự suy giảm sinh vật

3. Thái độ:

 Ủng hộ các hành động tích cực nhằm bảo vệ động, thực vật (rừng) trên Trái Đất, phản đối các hành động tiêu cực làm suy thoái rừng và suy giảm động vật

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3392Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 33, Bài 27: Lớp vỏ sinh vật, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất - Phan Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Ngày soạn: 11/04/2014
Tiết 33 Ngày dạy: 14/04/2014
BÀI 27: LỚP VỎ SINH VẬT, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐÊN SỰ PHÂN BỐ THỰC VẬT. ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, học sinh phải: 
1. Kiến thức: 
- Biết được khái niệm lớp vỏ sinh vật
- Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất
- Biết các tác động tích cực và tiêu cực của con người đến sự phân bố động, thực vật trên Trái Đất
- Biết được vì sao phải khai thác rừng hợp lí và bảo vệ rừng, bảo vệ những vùng sinh sống của động, thực vật trên Trái Đất
2. Kĩ năng: 
- Mô tả một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới: Cảnh quan rừng mưa nhiệt đới, hoang mạc nhiệt đới
- Xác lập được mối quan hệ giữa thực vật và động vật về nguồn thức ăn
- Quan sát nhận biết sự suy giảm sinh vật
3. Thái độ: 
 Ủng hộ các hành động tích cực nhằm bảo vệ động, thực vật (rừng) trên Trái Đất, phản đối các hành động tiêu cực làm suy thoái rừng và suy giảm động vật 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 
1. Giáo viên: Tranh ảnh về các loại thực động vật ở các miền khí hậu khác nhau 	
2. Học sinh: sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
6A1........................................6A2..........................................6A3.........................................
6A4........................................6A5..........................................6A6.........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các thành phần của đất?
- Trình bày các nhân tố hình thành đất?
3. Bài mới: 
 Khởi động:Các sinh vật sinh sống khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất, chúng phân bố thành các miền thực - động vật khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện của môi trường. Trong sự phân bố đó, con người là nhân tố có tác động quan trọng nhất, cụ thể như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
1. Hoạt động 1: Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật (Cả lớp)
* Bước 1: HS đọc mục 1 sgk
* Bước 2: 
- Sinh vật tồn tại và phát triển ở những đâu trên bề mặt trái đất?
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) 
- Lớp vỏ sinh vật là gì?
- Hs trả lời, gv chuẩn xác kiến thức.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố thực - động vật trên Trái Đất (Cặp)
* Bước 1: GV giới thiệu H67, 68
- Hãy cho biết sự khác nhau của thực vật ở 2 nơi này?
- Tại sao có sự khác nhau đó?
* Bước 2: 
- Ngoài khí hậu ra còn yếu tố nào nữa?
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) 
Cho ví dụ về mỗi loại đất khác nhau sẽ có cây trồng phù hợp.Địa phương em có cây trồng nào? 
GV: Mỗi loại đất cung cấp cho cây 1 khoáng chất nhất định phù hợp với 1 vài loại cây nào đó
* Bước 3: 
- Quan sát H69, 70 cho biết các loài động vật trong mỗi miền? Vì sao các loài động vật trong mỗi miền lại khác nhau?
- Sự ảnh hưởng của khí hậu và thực vật tác động đến động vật như thế nào?	
- Em hãy kể tên một số loài động vật trốn rét bằng cách ngủ đông, cư trú theo mùa (gấu, chim...)
* Bước 4: 
- Giáo viên giới thiệu về mối quan hệ giữa thực vật và động vật
- Cho ví dụ về mối quan hệ giữa thực vật và động vật?
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu tác động tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất (Nhóm)
* Bước 1: 
- Gv chia lớp 2 nhóm. Thảo luận theo nội dung:
+ Nhóm 1, 3: Tìm những tác động tích cực của con người đến sự phân bố động vật - thực vật trên trái đất? Ví dụ?
+ Nhóm 2, 4: Tìm những tác động tiêu cực của con người đến sự phân bố động vật - thực vật trên trái đất? Ví dụ? 
* Bước 2: 
- Hs làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trả lời, nhận xét.
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung thảo luận nhóm trả lời) 
 - Gv chuẩn xác kiến thức
* Bước 3: 
- Trước tình hình đó thì con người cần phải làm gì để bảo vệ động - thực vật? Liên hệ?
(sách đỏ, sách xanh ... )
1. Lớp vỏ sinh vật 
 Sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật.
2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực - động vật:
a. Đối với thực vật: 
- Khí hậu: Ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm thực vật (lượng mưa, nhiệt độ)
- Địa hình:
+ Chân núi: Rừng lá rộng
+ Núi cao: Rừng lá kim
- Đất:
+ Phù sa: lúa, rau ...
+ Feralit: Cây lấy gỗ, cây ăn quả ...
b. Đối với động vật: 
- Ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn (vì động vật có khả năng di chuyển) 
- Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật
3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực và động vật trên Trái Đất:
Tích cực
Tiêu cực
- Tìm giống cây trồng, vật nuôi phù hợp để mở rộng sự phân bố
- Cải tạo giống để đạt -> hiệu quả kinh tế cao
=> Phát huy
- Phá rừng, săn bắt thú, ô nhiễm môi trường
- Thu hẹp nơi sinh sống của động - thực vật.
=> Ngăn chặn, nghiêm cấm
4. Đánh giá: 
- Hãy nêu ảnh hưởng của tự nhiên và con người đối với sự phân bố thực - động vật trên Trái Đất?
5. Hoạt động nối tiếp: 
 Hướng dẫn học sinh về nhà học bài, ôn tập
IV. PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Lớp vỏ sinh vật - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất - Phan V.doc