I.Mục Tiêu.
1.Kiến thức.
-Hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của đèn huỳnh quang.
-Biết các đặc điểm của đèn huỳnh quang.
2.Kĩ năng.
-Sử dụng hợp lý đèn huỳnh quang.
3.Thái độ.
-Tích cực trong học tập, yêu thích môn học.
II.Chuẩn Bị.
1.Giáo viên.
-Đèn huỳnh quang.
2.Học sinh.
-Chuẩn bị trước bài ở nhà
Tuần : 17 Ngày soạn : 15-12-2014 Tiết : 33 Ngày dạy : 20 -12-2014 Bài 39: ĐÈN HUỲNH QUANG I.Mục Tiêu. 1.Kiến thức. -Hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của đèn huỳnh quang. -Biết các đặc điểm của đèn huỳnh quang. 2.Kĩ năng. -Sử dụng hợp lý đèn huỳnh quang. 3.Thái độ. -Tích cực trong học tập, yêu thích môn học.. II.Chuẩn Bị. 1.Giáo viên. -Đèn huỳnh quang. 2.Học sinh. -Chuẩn bị trước bài ở nhà III. Tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: 8a1:.. 8a2: 8a3:. 8a4:.. 8a5: 8a6:. 2.Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt? 3.Đặt vấn đề: Đèn huỳnh quang và đèn compact huỳnh quang là loại đèn thông dụng nhất hiện nay. Tùy theo hình dáng, kích thước, màu sắc ánh sáng, công suất mà đèn được dùng ở chiếu sáng ở đường phố, trong gia đình. Vì sao chúng có tính năng như vây? Chúng ta còng tìm hiểu bài hôm nay :Đèn huỳnh quang”. 4.Tiến trình HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc, số liệu kĩ thuật của đèn ống huỳnh quang. -Tìm hiểu cấu tạo của đèn ống huỳnh quang +Bóng thuỷ tinh, điện cực. -Trình bày các đặc điểm của đèn ống huỳnh quang Khi có sự phóng điện giữa hai điện cực electron đập vào lớp bột huỳnh quang phát sáng. -Nêu các số liệu kĩ thuật trên đèn ống huỳnh quang -An toàn và lâu bền. -Cho HS quan sát đèn ống huỳnh quang +Cấu tạo của đèn ống huỳnh quang? +Giải thích công dụng lớp bột huỳnh quang. -Giải thích các đặc điểm của đèn ống huỳnh quang -Nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang HS nêu các số liệu kĩ thuật trên đèn ống huỳnh quang. -Vì sao chúng ta cần dùng đè ống đúng số liệu kĩ thuật? -Cách sử dụng đèn ống huỳnh quang? Hoạt động 2: Tìm hiểu đèn Compact huỳnh quang Quan sát đèn. Tương tự như đèn huỳnh quang. -Cho HS quan sát đèn và nêu cấu tạo của nó -Giới thiệu về đèn compact huỳnh quang Hoạt động 3: So sánh đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt. -Tiến hành so sánh hai loại đèn. -Hướng dẫn HS so sánh về tính chất của hai loại đèn này. Hoạt động 4:Củng cố. Hướng dẫn về nhà. -Hướng dẫn HS so sánh về tính chất của hai loại đèn này. -Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. -Gợi ý học sinh trả lời các câu hỏi SGK. Học ghi nhớ và chuẩn bị bài 40 5. Nội dung ghi bảng: I.Đèn ống huỳnh quang 1.Cấu tạo: Gồm hai bộ phận chính là ống thủy tinh và hai điện cực. + Ống thủy tinh: làm bằng thủy tinh (có độ dài thường 0.3, 0.6, 1.2..m). Mặt trong có phủ lớp bột huỳnh quang thường là phốt pho. Lớp bột này phát sáng khi có điện tử đập vào nó sau khi phát ra từ hai điện cực. + Hai điện cực: thường làm bằng Vônfram dạng dây tóc, có phủ một lớp Bariôxít để tăng khả năng phát điện tử 2.Nguyên lý làm việc: Khi đóng điện có hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực tạo ra tia tử ngoại, tia này đập vào lớp bột huỳnh quang phát ra ánh sáng. 3.Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang -Có hiện tượng nhấp nháy. (Với dòng điện có f = 50Hz ánh sáng phát ra không liên tục). -Hiệu suất phát quang cao (20% - 25% điện năng chuyển thành quang năng) -Tuổi thọ của đèn khoảng 8000h -Cần phải mồi phóng điện cho đèn 4.Số liệu kĩ thuật: +Điện áp định mức: 220V; 127V +Chiều dài ống 0,6m, công suất 18W, 20W. +Chiều dài ống 1,2m, công suất 36W, 40W. 5.Sử dụng: Thường xuyên lau chùi để đèn phát sáng tốt. II.Đèn compac huỳnh quang III.So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang: Loại đèn Ưu điểm Nhược điểm Đèn sợi đốt -Anh sáng liên tục -Không cần chấn lưu -Không tiết kiệm điện năng -Tuổi thọ thấp Đèn ống huỳnh quang -Tuổi thọ cao - Tiết kiệm điện năng -Cần chấn lưu -Anh sáng không liên tục IV. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: