Tiết 33,34: Vẽ tranh Đề tài tự do - Nguyễn Thị Thu Hiền

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 - Phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo trong thể hiện nội dung đề tài của học sinh.

 - Vẽ được tranh theo ý thích bằng các chất liệu khác nhau.

 - Hiểu sâu sắc hơn và yêu thích tranh đề tài tự do.

B. CHUẨN BỊ.

 1. Giáo viên.

 - Sưu tầm một số tranh về các loại như: Tĩnh vật, phong cảnh, sinh hoạt, chân dung.

 - Bộ tranh vẽ đề tài tự do (ĐDDH MT7).

 2. Học sinh.

 - Sưu tầm tranh các loại.

 - Giấy vẽ, bút vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy.

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC.

 - Phương pháp vấn đáp.

 - Phương pháp luyện tập.

 - Phương pháp gợi mở.

 - Phương pháp trực quan.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 33,34: Vẽ tranh Đề tài tự do - Nguyễn Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/04/09
Ngày dạy:............................
 Tiết 33, 34
vẽ tranh
đề tài tự do
A. Mục tiêu bài học.
	- Phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo trong thể hiện nội dung đề tài của học sinh.
	- Vẽ được tranh theo ý thích bằng các chất liệu khác nhau.
	- Hiểu sâu sắc hơn và yêu thích tranh đề tài tự do.
B. Chuẩn bị.
	1. Giáo viên.
	- Sưu tầm một số tranh về các loại như: Tĩnh vật, phong cảnh, sinh hoạt, chân dung.
	- Bộ tranh vẽ đề tài tự do (ĐDDH MT7).
	2. Học sinh.
	- Sưu tầm tranh các loại.
 - Giấy vẽ, bút vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy.....
C. Phương pháp dạy - học.
	- Phương pháp vấn đáp.
	- Phương pháp luyện tập.
	- Phương pháp gợi mở.
	- Phương pháp trực quan.
D . Tiến trình dạy- học.
	I. ổn định tổ chức.
	II. Kiểm tra bài củ.
	- Nêu cách vẽ trang trí tự do?
	III. Bài mới.
Hoạt động của gV và hS
nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài.
? Vẽ tranh đề tài tự do gồm có những nội dung nào?
? Trong những nội dung trên em thích nội dung nào nhất?
(Học sinh tự lựa chọn theo ý thích rồi trả lời).
- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh đã chuẩn bị và phân tích để gây cảm hứng về nội dung đề tài tự chọn.
- Giáo viên gợi mở những nội dung như đề dễ vẽ, gần gũi với học sinh và thực tế ở địa phương.
(Gồm có: Tranh chân dung, tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt....).
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
GV: Treo tranh các bước vẽ
GV: Vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng
HS: quan sát.
 - Đây là một bài có chủ đề rộng, do vậy có thể chia ra làm 2 giai đoạn làm bài.
+ Tiết 1: Vẽ phác, tìm bố cục, phân mảng, vẽ hình.
+ Tiết 2: Vẽ màu 
B1: Tìm bố cục. 
B2: Vẽ hình.
B3: Vẽ màu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm tập
- Giáo viên hướng dẫn và gợi ý để học sinh chọn nội dung vẽ bài.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn những học sinh còn hạn chếa về hình, về màu.
- Học sinh làm bài theo cảm hứng của học sinh. 
	Bài tập.
- Vẽ một bức tranh về đề tài tự chọn.
IV Củng cố
 - Giáo viên tìm một số bài có bố cục và hình vẽ tốt để gợi ý học sinh nhận xét về:
+ Bố cục.
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc.
- Đánh giá tập trung vào những bài thể hiện rõ chủ đề, đồng thời khuyến khích những bài vẽ thể hiện tình cảm sâu sắc của học sinh.
- Giáo viên gợi ý học sinh xếp loại một số bài.
V Bài tập về nhà
 - Sưu tầm các loại tranh đẹp.
- Chọn một số bài vẽ đẹp từ đầu năm để chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập.
Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn : 28/04/09
Ngày dạy:
 Tiết 35
trưng bày kết quả học tập
 i. Mục đích trưng bày.
 - Trưng bày bài đẹp nhằm đánh giá kết quả giảng dạy, học tập của của giáo viên và học sinh trong năm học.
 ii. Hình thức tổ chức.
 1. Giáo viên.
- Các bài vẽ đẹp của học sinh trong năm học.
- Lựa chọn bài vẽ tiêu biểu của phân môn (bài đẹp nhất).
2. Học sinh.
 - Tham gia nhận xét lựa chọn bài vẽ đẹp cùng cô giáo và góp thêm bài vẽ ngoài giờ học của mình.
 3. Hình thức tổ chức.
 - Dán bài vẽ cho học sinh quan sát, trưng bày theo 3 phân môn: Vẽ trang trí, vẽ theo mẫu.....
 - Dưới bài vẽ ghi tên người vẽ.
 - Trưng bày trong lớp học.
 - Tổ chức học sinh nhận xét, đánh giá tìm ra thiếu sót trong bài vẽ theo những phân môn.
 - Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá bài, giải quyết tranh luận và bổ sung kịp thời. Rút ra kết luận khi xét bài vẽ đẹp không đẹp.
 - Cổ vũ động viên các bài đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 33-34. Vẽ tranh. Đề tài tự do - Nguyễn Thị Thu Hiền - Trường THCS Trung Sơn.doc