Tiết 34, Bài 31: Kinh tế châu Phi (Tiếp theo)

I- Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức: Sau bài học giúp học sinh hiểu được:

 - Những nét chính về hoạt động dịch vụ của Châu Phi. Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản.

 - Biết được các nước châu Phi có tốc độ đô thị hoá khá nhanh song lại không dựa trên sự phát triển công nghiệp nói riêng và trình độ kinh tế nói chung. Và sự bùng nổ dân số đô thị. Nguyên nhân và hậu quả.

2. Về kỹ năng.

 Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích lược đồ kinh tế châu Phi, bảng số liệu thông kê để rút ra kiến thức có liên quan đến nội dung bài học.

3. Về thái độ.

 Giúp học sinh yêu mến môn học, hăng say tìm tòi các kiến thức có liên quan đến môn học.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6177Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 34, Bài 31: Kinh tế châu Phi (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34 - Bài 31: 
Kinh tế châu Phi (Tiếp theo)
Giáo án chi tiết
I- Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Sau bài học giúp học sinh hiểu được:
 - Những nét chính về hoạt động dịch vụ của Châu Phi. Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản.
 - Biết được các nước châu Phi có tốc độ đô thị hoá khá nhanh song lại không dựa trên sự phát triển công nghiệp nói riêng và trình độ kinh tế nói chung. Và sự bùng nổ dân số đô thị. Nguyên nhân và hậu quả.
2. Về kỹ năng.
 Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích lược đồ kinh tế châu Phi, bảng số liệu thông kê để rút ra kiến thức có liên quan đến nội dung bài học.
3. Về thái độ.
 Giúp học sinh yêu mến môn học, hăng say tìm tòi các kiến thức có liên quan đến môn học.
II- Chuẩn bị.
- Bản đồ kinh tế Châu phi, lược đồ kinh tế châu Phi hướng ra xuất khẩu.
- Các bảng số liệu thống kê về tỉ lệ dân đô thị của các châu lục trên thế giới và tranh ảnh về kinh tế châu Phi.
- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi.
III- Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:?(5’) Tại sao cụng nghiệp chõu Phi cũn chậm phỏt triển? Kể tờn một số nước cú nền cụng nghiệp tương đối phỏt triển ở chõu Phi?
Đỏp ỏn: 
+ Cụng nghiệp chõu Phi chậm phỏt triển là do.
 Trỡnh độ dõn trớ thấp.
 Thiếu lao động chuyờn mụn kĩ thuật.
 Cơ sở vật chất lạc hậu.
 Thiếu vốn nghiờm trọng...
 + Cỏc nước cú nền cụng nghiệp phỏt triển ở chõu Phi là: Cộng hoà Nam Phi, An-giờ-ri, Ai Cập...
3. Bài mới: Châu Phi là một khu vực có các đặc điểm tự nhiên đa dạng, phong phú nhưng nền kinh tế phát triển không đồng đều. ở bài trước các em thấy rằng cả ngành nông nghiệp và công nghiệp của châu Phi đều phát triển theo hướng chuyên môn hoá phiến diện. Vậy ngành dịch vụ của châu Phi phát triển như thế nào? Quá trình đô thị hoá ở đây có đặc điểm gì? Cô và các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 (20’).
3. Dịch vụ.
- GV treo lược đồ hình 31.1 SGK trang 97: Kinh tế châu Phi hướng ra xuất khẩu và yêu cầu HS quan sát:
- Gọi 1 HS lên giải thích các kí hiệu dùng trong lược đồ.
- Gọi 1 HS: ? Chỉ trên lược đồ các tuyến đường sắt của châu Phi? Tên một số cảng lớn ở châu Phi?
Bắc Phi: Ca-xa-blan-ca, An-giê
Tây Phi: Đa-ca, A-bit-gan, La-gôt
Đông Phi: Mom-ba-xa
Nam Phi: Kép tao, Đuôc-ban
? Các tuyến đường sắt của châu Phi nối những vùng nào của châu Phi? Có tác dụng gì? 
+ Các tuyến đường sắt châu Phi thường nối các vùng chuyên canh nông sản xuất khẩu, vùng khai thác khoáng sản và vùng công nghiệp ra các hải cảng)
+ Phục vụ vận chuyển hàng xuất khẩu.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức:
GV: Trên thế giới hiện nay chỉ có 2 kênh đào nối biển và đại dương đó là kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma. Kênh đào Xuy-ê nằm ở châu Phi, kênh đào Pa-na-ma nằm ở châu Mi.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ tự nhiên chiếu trên màn, xác định vị trí kênh đào Xuy-ê?
GV: Giới thiệu về kênh đào Xuy-ê.
- Nằm cắt ngang eo đất Xuy-ờ của Ai Cập, nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ, Đại Tõy Dương với Ấn Độ Dương.
- Được xõy dựng vào năm 1859 và mở cửa cho tàu đi lại vào ngày 17/11/1969
-1869 đế quốc Anh quản lớ, tháng 6/1956 Ai Cập tuyờn bố quốc hữu hoỏ kờnh đào.
- Do chiến tranh giữa Ai Cập với I-xra-en, kờnh đào bị đúng cửa từ năm 1967 đến 1975
- Trọng tải tàu 150 nghỡn tấn, khụng cần õu tàu khi đi qua kờnh đào, kờnh dài 195 km (121 dặm), thời gian đi qua kờnh đào từ 11giờ đến 12 giờ
? Bằng hiểu biết của bản thân em, quan sát hình 31.1 SGK trang 97 và lược đồ chiếu trên màn hình em hãy cho biết lợi ích của kênh đào Xuy-ê?
+ Lợi ớch: 
- Kênh đào Xuy - ê đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Ai cập
- Rút ngắn quãng đường đi trên biển, từ đó giảm cước phớ vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh hàng hoỏ,...
GV: Nhận xét chuẩn kiến thức.
GV: Chiếu một số hình ảnh về kênh đào Xuy-ê
 Dựa vào kênh chữ SGK + hiểu biết bản thân em hãy cho biết:
 ? Kinh tế đối ngoại châu Phi có đặc điểm gì nổi bật?
Hoạt động nhóm: (5’)
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, và giao nhiệm vụ:
Dựa vào kiến thức đã học, kênh chữ trong SGK mục 3 trang 97 và hiểu biết bản thân em hãy:
Nhóm 1+2: 
- Kể tên những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của châu Phi?
- Giải thích tại sao phần lớn các nước châu Phi lại xuất khẩu những mặt hàng đóte
Nhóm 3+4: 
- Kể tên những mặt hàng nhập khẩu của châu Phi?
- Giải thích tại sao phần lớn các nước châu Phi lại phải nhập khẩu những mặt hàng đó?
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ xung, giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhóm 1+2:
+ Xuất khẩu: 
- Khoáng sản: Dầu thô, vàng, kim cương,..
- Nông sản nhiệt đới: Ca cao, cà phê, dầu cọ,..
+ Vì: Các công ty tư bản nước ngoài nắm giữ trong tay các ngành công nghiệp khai khoáng, các đồn điền trồng cây CN XK nên các nước Châu Phi xuất khẩu nguyên liệu khoáng sản và các nông sản nhiệt đới.
? Xuất khẩu khoáng sản và nông sản nhiệt đới chiếm bao nhiêu % giá trị ngoại tệ của nhiều nước ở châu Phi?
HS : Chiếm 90% thu nhập ngoại tệ ở nhiều nước châu Phi.
Nhóm 3+4:
+ Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, lương thực.
+ Vì: Nông nghiệp không chú trọng đầu tư vào sản xuất lương thực, Công nghiệp kém phát triển chỉ có ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến thực phẩm nên Châu Phi phải nhập khẩu lương thực và máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng.
- Giao thông vận tải: Đường sắt, cảng biển phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại tương đối đơn giản:
+ Xuất khẩu:
. Khoáng sản: Dầu thô, vàng, kim cương...
. Nông sản chưa chế biến: Càphê, cacao, lạc, dầu cỏ, bông, 
+ Nhập khẩu:
 . Máy móc, thiết bị.
 . Hàng tiêu dùng. 
 . Lương thực.
GV: Cho HS đọc thuật ngữ: “khủng hoảng kinh tế” trang 187 SGK: Tình trạng khó khăn về kinh tế xảy ra do sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ bị phá vỡ.
? Vì sao nền kinh tế Châu Phi rơi vào tình trạng khủng hoảng? 
(Nông sản, khoáng sản xuất khẩu với giá thấp, bấp bênh còn các hàng hoá nhập về giá rất cao đ gây thiệt hại về kinh tế, nhiều nước rơi vào khủng hoảng)
? Ngoài những hoạt động trên ngành dịch vụ của châu Phi còn phát triển ngành nào nữa?
? Em biết những trung tâm du lịch nổi tiếng nào của châu Phi ?
(Ai Cập, Kê-ni-a, các nước ven ĐTH, Nam Phi...)
? Du lịch có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế hiên nay của châu Phi?
GV: Châu Phi có tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch. Hiện nay nhiều nước ở châu Phi đang chú trọng phát triển du lịch và du lịch đang đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nhiều nước, góp phần cải thiện đời sống nhân dân nhiều nước châu Phi. 
GV: Chiếu một số hình ảnh về các điểm du lịch nổi tiếng ở châu Phi.
- Du lịch mang lại nhiều ngoại tệ.
Chuyển ý: Từ đây, chúng ta đã có bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế châu Phi, đó là nền kinh tế đang phát triển, nghèo nàn, lạc hậu và gặp nhiều khó khăn. Công nghiệp, dịch vụ phát triển chưa cao, vậy quá trình đô thị hoá ở châu phi diễn ra như thế nào? Có tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp và dịch vụ không, cô và các em sẽ nghiên cứu ở mục 4: Đô thị hoá.
Hoạt động 2: (15’)
- GV treo bảng số liệu tỉ lệ dân đô thị một số nơi trên thế giới, yêu cầu học sinh nghiên cứu và nhận xét về:
- Tỉ lệ dân thành thị của châu phi so với các châu lục khác trong 2 năm: 1950 và 2001?(có tỉ lệ thấp nhất)
- Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị ở châu Phi như thế nào? 
(Tỉ lệ dân thành thị không ngừng tăng lên (năm 2001, tỉ lệ dân thành thị trên 33%).
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
Quan sát bản số liệu trong SGK trang 98 và lược đồ hình 29.1 SGK trang 90, cho biết sự khác nhau về mức độ đô thị hoá giữa các quốc gia ven vịnh Ghi- nê, duyên hải Bắc Phi với duyên hải Đông Phi ?
- Mức độ đô thị hoá cao nhất: Duyên hải Bắc Phi (An-giê-ri, Ai-cập).
- Mức độ đô thị hoá khá cao: Ven vịnh Ghi-nê (Ni-giê-ri-a).
- Mức độ đô thị hoá thấp: Duyên hải Đông Phi (Xô-ma-li, Kê-ni-a)
? Tại sao ở ven vịnh Ghi- nê, duyên hải Bắc Phi lại có tỉ lệ thị dân lớn hơn ở Đông Phi ?
(Vì khu vực này có nền kinh tế phát triển hơn, dân cư đông đúc hơn).
? Chỉ trên lược đồ29.1 SGK trang 90 các đô thị lớn của châu Phi ?
GV: Tốc độ đô thị hoá ở châu Phi khá nhanh nhưng có tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp không?(không tương xứng vì công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển)
?Vậy quá trình đô thị hoá ở châu Phi là tự giác hay tự phát?
? Em hãy cho biết những nguyên nhân của bùng nổ dân thành thị và quá trình đô thị hoá tự phát ở châu Phi?
? Những vấn đề kinh tế-xã hội nảy sinh do sự bùng nổ dân đô thị ở châu Phi?
GV: Chiếu một số hình ảnh về hậu quả của bùng nổ dân đô thị và đô thị hoá tự phát ở châu Phi.
ở Việt Nam quá trình đô thị hoá diễn ra theo hướng như thế nào? 
(Cả quy hoạch lẫn tự phát. Mức độ tự phát ở nước ta không nghiêm trọng như ở châu Phi).
Gv: Chiếu một số hình ảnh minh hoạ hậu quả vấn đề đô thị hoá ở Việt Nam và thành phố Ninh Bình.
4. Đô thị hoá
a. Đặc điểm
- Tốc độ đô thị hoá khá nhanh 
 Bùng nổ dân đô thị 
- Đô thị hoá tự phát là chủ yếu.
b. Nguyên nhân:
+ Gia tăng dân số tự nhiên cao.
+ Di dân ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố do: Thiên tai, dịch bệnh, xung đột tộc người,..)
c. Hậu quả: 
- Thiếu nhà ở, việc làm, nước sạch.
- Nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội...
 4. Củng cố: (4’) HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 99. GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
- Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
1. Châu Phi xuất khẩu những mặt hàng chủ yếu nào?
 a. Nông, khoáng sản b. Máy móc, thiết bị
 c. Hàng tiêu dùng d. Tất cả các mặt hàng trên
2. Châu Phi phải nhập khẩu các mặt hàng nào ?
 a. Lương thực	 b. Máy móc, thiết bị
 c. Hàng tiêu dùng d. Tất cả các mặt hàng trên
3. Bùng nổ dân thành thị ở châu Phi là do:
a. Sự phát triển công nghiệp, dịch vụ. c. Di dân tự do.
b. Gia tăng dân số tự nhiên cao d. Đáp án b,c
5. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập trong sách giáo khoa, chuẩn bị bài cho giờ sau ôn tập học kì.
V. Rút kinh nghiệm bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 31. Kinh tế châu Phi (Tiếp theo).doc