I.Mục tiêu:
- Nắm vững công thức tính diện tích các đa giác đơn giản, đặc biệt là cách tính diện tích tam giác và hình thang.
- Biết chia một cách hợp lý đa giác cần tìm diện tích thành những đa giác đơn giản mà có thể tính đựơc diện tích.
- Biết thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết.
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ, đo, tính.
II.Chuẩn bị :
GV và HS : Thước có chia khoảng, ê ke, máy tính bỏ túi
Tuần 19 Tiết 34 DIỆN TÍCH ĐA GIÁC I.Mục tiêu: Nắm vững công thức tính diện tích các đa giác đơn giản, đặc biệt là cách tính diện tích tam giác và hình thang. Biết chia một cách hợp lý đa giác cần tìm diện tích thành những đa giác đơn giản mà có thể tính đựơc diện tích. Biết thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết. Cẩn thận, chính xác khi vẽ, đo, tính. II.Chuẩn bị : GV và HS : Thước có chia khoảng, ê ke, máy tính bỏ túi III.Các bước tiến hành: 1/ Ổn định. 2/ Kiểm tra: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 3/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV yêu cầu HS quan sát hình 148 và 149 SGK rổi nêu cách phân chia đa giác để tính diện tích. GV yêu cầu HS đọc ví dụ tr 129 SGK và hướng dẫn HS tính diện tích hình ABCDEGHI. GV yêu cầu HS đọc đề bài 37 tr 130 SGK , hướng dẫn HS chia đa giác thành các tam giác vuông, hình thang vuông , đo các đoạn thẳng , để tính diện tích đa giác ABCDE. GV yêu cầu HS đọc đề bài 38 tr 130 SGK, vẽ hình và hướng dẫn HS giải. Ta có thể chia đa giác thành các tam giác hoặc tạo ra một tam giác nào đó có chứa đa giác, do đó việc tính diện tích của một đa giác bất kỳ thường được quy về việc tính diện tích các tam giác. Ví dụ: SGK tr 129 SDEGC = = 8 (cm2) SABGH = 3.7 = 21 (cm2) SAIH =.3.7 = 10,5 (cm2) Vậy: SABCDEGHI = SDEGC + SABGH + SAIH = 39,5 (cm2) * Bài 37 tr 130 SGK Đa giác ABCDE được chia thành tam giác ABC, hai tam giác vuông AHE, DKC và hình thang vuông HKDE. Đo các đoạn thẳng (mm): BG, AC, AH, HK, KC, EH, HD. SABCDE = SABC + SAHE + SDKC + SHKDE * Bài 38 tr 130 SGK Con đường hình bình hành EBGF có: SEBGF = 50.120 = 6000 (m2) Đám đất hình chữ nhật ABCD có: SABCD = 150.120 = 18000 (m2) Diện tích phần còn lại là: 18000 – 6000 = 12000 (m2) 4/ Dặn dò: Sọan các câu hỏi phần ôn tập chương II. Tiết sau ôn tập chương II. Tiết 35 ÔN TẬP CHƯƠNG II I. Mục tiêu: HS hiểu và vận dụng được: Định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều. Các công thức tính diên tích : Hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, tam giác, hình thang, hình thoi. II. Chuẩn bị : HS : Soạn các câu hỏi ở SGK . III. Các bước tiến hành: 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra : Kiểm tra phần bài soạn của HS . 3/ Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV hướng dẫn HS lần lượt thực hiện hai hoạt động: Tự kiểm tra kiến thức các câu hỏi phần ôn tập chương II và giải bài tập. GV đưa hình vẽ 160 lên bảng, yêu cầu HS đọc đề bài 42 tr 132 SGK và giải. GV đưa đề bài 43 tr 133 SGK lên màn hình, hướng dẫn HS giải. Nối OA, OB. GV yêu cầu HSgiải bài tập 45 tr 133 SGK GV hướng dẫn HS vẽ trung tuyến AN và BM . Câu hỏi Bài tập Bài 41 tr 181 SGK Hai tam giác ACF và ABC chung đáy AC và chiều cao tương ứng là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song AC // BF nên : SACF = SABC Suy ra: SADC + SACF = SADC + SABC Hay: SADF = SABCD Vậy tam giác ADF có diện tích bằng diện tích của tứ giác ABCD. Bài tập 43 tr 133 SGK Ta có AÔB = 90o và OA = OB Tam giác AEO = tam giác BFO (g-c-g) Suy ra : SAEO = SBFO Do đó: SOEBF = SBFO + SBEO = SBEO + SAEO = SABCD = a2 Bài 45 tr 133 SGK SABCD = AB.AH = AD.AK = 6.AH = 4.AK Một đường cao có độ dài 5cm, thì đó là AK vì AK < AB (5<6), không thể là AH vì AH < 4. Vậy: 6.AH = 4.5 = 20 hay AH = 10/3 (cm). Bài 46 tr 133 SGK Vẽ hai trung tuyến AN và BM của DABC. Ta có: SABM = SBMC = SABC SBMN = SMNC = SABC Vậy: SABM + SBMN = SABC Hay : SABNM = SABC 3/ Củng cố: Trong khi ôn tập. 4/ Dặn dò: Ôn tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
Tài liệu đính kèm: