Tiết 36, Bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện - Võ Lê Nguyên - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Biết được loại vật liệu nào vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ. Hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng và chức năng của mỗi nhóm đồ dùng điện.

2/ Kỹ năng:

- Hiểu được đặc tính và công dụng của mỗi loại vật liệu kĩ thuật điện. Hiểu được các số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của chúng.

3/ Thái độ:

- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.

B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

Ổ điện, phích cắm, lõi máy biến áp,bóng đèn, bàn là điện

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức

2/ Kiểm tra: Trả và nhận xét đánh giá bài kiểm tra.

3/ Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2313Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 36, Bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện - Võ Lê Nguyên - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36 
Bài 36: VẬT LIỆU KỸ THUẬT ĐIỆN
Bài 37: PHÂN LOẠI VÀ SỐ LIỆU KỸ THUẬT CỦA ĐỒ DÙNG ĐIỆN
A. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Biết được loại vật liệu nào vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ. Hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng và chức năng của mỗi nhóm đồ dùng điện.
2/ Kỹ năng:
- Hiểu được đặc tính và công dụng của mỗi loại vật liệu kĩ thuật điện. Hiểu được các số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của chúng.
3/ Thái độ:
- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
Ổ điện, phích cắm, lõi máy biến áp,bóng đèn, bàn là điện	
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra: Trả và nhận xét đánh giá bài kiểm tra.
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV đưa tranh vẽ đồ dùng điện để HS quan sát và giới thiệu: Trong đời sống, các đồ điện, thiết bị điện, dụng cụ bảo vệ an toàn điện đều được làm bằng vật liệu kỹ thuật điện.
 Vậy vật liệu kỹ thuật điện là gì? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu bài “Vật liệu kỹ thuật điện” Và bài “ Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện”
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/ Vật liệu dẫn điện
- Vật liệu mà dòng điện chạy qua được gọi là vật liệu dẫn điện.
- Vật liệu dẫn điện có 3 thể:
+ Thể rắn: Kim loại, hợp kim
+ Thể lỏng: Nước, dung dịch điện phân
+ Thể khí: Hơi thủy ngân
* Trong đó vật liệu dẫn điện dùng để chế tạo các bộ phận dẫn điện thường là thể rắn
Hoạt động 2: Tìm hiểu vật liệu dẫn điện
* Dựa vào tranh vẽ và mẫu vật, GV chỉ rõ các phần tử dẫn điện và khẳng định: Vật liệu mà dòng điện chạy qua được gọi là vật liệu dẫn điện.
 - Em nào biết, đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn điện là gì?
* Kết luận: Vật liệu dẫn điện có 3 thể:
+ Thể rắn: Kim loại, hợp kim
+ Thể lỏng: Nước, dung dịch điện phân
+ Thể khí: Hơi thủy ngân
* Quan sát tranh vẽ và mẫu vật trả lời các câu hỏi gợi ý của GV.
- Đặc tính của vật liệu dẫn điện là dẫn điện tốt vì có điện trở suất nhỏ (Điện trở suất càng nhỏ dẫn điện càng tốt). Công dụng là dùng làm các thiết bị và dây dẫn điện.
* Nghe GV kết luận và ghi vào vở.
II/ Vật liệu cách điện
- Vật liệu mà dòng điện không chạy qua được gọi là vật liệu cách điện.
- Vật liệu cách điện có 3 thể:
+ Thể rắn: Thủy tinh, sứ
+ Thể lỏng: Dầu biến thế
+ Thể khí: Không khí, khí trơ
Hoạt động 3: Tìm hiểu vật liệu cách điện
 * Dựa vào tranh vẽ và mẫu vật, GV chỉ rõ các phần tử cách điện và khẳng định: Vật liệu mà dòng điện không chạy qua được gọi là vật liệu cách điện.
 - Em nào biết, đặc tính và công dụng của vật liệu cách điện là gì?
- Em nào biết vật liệu cách điện có mấy thể? Cho ví dụ
* Nhấn mạnh cho HS biết: Đối với vật liệu cách điện thể rắn dễ bị già hóa (Do tác động nhiệt)
* Quan sát tranh vẽ và mẫu vật trả lời các câu hỏi gợi ý của GV.
- Đặc tính của vật liệu cách điện là cách điện tốt vì có điện trở suất lớn (Điện trở suất càng lớn cách điện càng tốt). Công dụng là dùng để chế tạo các phần tử hay bộ phận cách điện
- Vật liệu cách điện có 3 thể:
+ Thể rắn: Thủy tinh, sứ
+ Thể lỏng: Dầu biến thế
+ Thể khí: Không khí, khí trơ
* Nghe GV kết luận và ghi vào vở.
III/ Vật liệu dẫn từ
- Đặc tính: Dẫn từ tốt (Dùng để cho đường sức từ trường chạy qua)
- Công dụng: Dùng đẻ làm lõi dẫn từ của nam châm điện, lõi máy biến áp, lõi động cơ điện
Hoạt động 4: Tìm hiểu vật liệu dẫn từ
 * Dựa vào tranh vẽ và mẫu vật như chuông điện, nam châm điện, máy biến áp
 - Em nào biết, ngoài tác dụng làm lõi để quấn dây điện, lõi thép còn có tác dụng gì??
* Từ đó GV kết luận về đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn từ.
* Quan sát tranh vẽ và mẫu vật trả lời các câu hỏi gợi ý của GV.
- Lõi thép còn có tác dụng làm tăng cường tính chất từ của thiết bị, làm cho đường sức từ tập trung vào lõi thép của máy.
* Nghe GV kết luận và ghi vào vở.
IV/ Phân loại đồ dùng điện gia đình
a) Đồ dùng loại điện – quang:
Biến đổi điện năng thành quang năng
b) Đồ dùng loại điện – nhiệt:
Biến đổi điện năng thành nhiệt năng
c) đồ dùng loại điện cơ:
Biến đổi điện năng thành cơ năng
Hoạt động 5: cách phân loại đồ dùng điện
* Cho HS quan sát các tranh vẽ
- Thế nào là đồ dùng loại điện – quang ? cho ví dụ.
- Thế nào là đồ dùng loại điện – nhiệt ? cho ví dụ.
- Thế nào là đồ dùng loại điện – cơ ? cho ví dụ.
HS quan sát các tranh vẽ và trả lời các câu hỏi theo hiểu biết
V/ Các số liệu kỹ thuật
1) Các đại lượng điện định mức:
- Điện áp định mức U – đơn vị là (V)
- Dòng điện định mức I – đơn vị là (A)
- Công suất định mức P – đơn vị là (W)
2) ý nghĩa của số liệu kỹ thuật:
Nhằm giúp chúng ta chọn và sử dụng đồ dùng, thiết bị điện đúng với điện áp, dòng điện, và công suất định mức.
Hoạt động 6: Tìm hiểu các số liệu kỹ thuật
Giáo viên thuyết trình
- Điện áp định mức U – đơn vị là (V)
- Dòng điện dịnh mức I – đơn vị là (A)
- Công suất định mức P – đơn vị là (W)
Học sinh nghe và tiếp thu
4/ Tổng kết bài học:
- Giáo viên yêu cầu học sinh điền vào bảng 36.1SGK để nắm được đặc tính và công dụng.
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài
5/ Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học:
- Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
- Đọc phần ghi nhớ ở cuối bài và mục có thể em chưa biết
- Sưu tầm và tập bảo quản những thiết bị, vật liệu kỹ thuật điện.
* Bài sắp học:
- Đọc trước bài 38 “Đồ dùng điện – Quang : Đèn sợi đốt”
- Sưu tầm đèn sợi đốt đuôi xoáy, đuôi ngạnh còn tốt.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 36. Vật liệu kĩ thuật điện - Võ Lê Nguyên.doc