Tiết 37, Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat - Bùi Thị Như Hoa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- H2CO3 là axit yếu, không bền.

- Tính chất hoá học của muối cacbonat (tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, bị nhiệt phân huỷ).

- Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng:

- Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các phương trình hoá học.

- Nhận biết một số muối cacbonat cụ thể.

3. Thái độ:

- Giúp HS yêu thích môn học.

4. Trọng tâm

 Tính chất hóa học của H2CO3 và muối cacbonat.

5. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

-Năng lực thực hành thí nghiệm.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.

- Năng lực tính toán.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1725Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 37, Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat - Bùi Thị Như Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 Ngày soạn: 25/12/2014
Tiết : 37 Ngày dạy : 29/12/2014
Bài 29: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- H2CO3 là axit yếu, không bền.
- Tính chất hoá học của muối cacbonat (tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, bị nhiệt phân huỷ).
- Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng: 
- Xác định phản ứng có thực hiện được hay không và viết các phương trình hoá học.
- Nhận biết một số muối cacbonat cụ thể.
3. Thái độ: 
- Giúp HS yêu thích môn học.
4. Trọng tâm
- Tính chất hóa học của H2CO3 và muối cacbonat. 
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực thực hành thí nghiệm.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
- Năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh 
a. Giáo viên
- Thí nghiệm NaHCO3 và Na2CO3 + dd HCl, Na2CO3 +ddCa(OH)2,Na2CO3 +dd CaCl2
- Tranh vẽ: Chu trình cacbon trong tự nhiên .
b. Học sinh: Xem trước nội dung bài mới.
2. Phương pháp : Thảo luận nhóm – Đàm thoại - Trực quan – Giải quyết vấn đề. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp (1’): 
Lớp
Tên HS vắng học
Lớp
Tên HS vắng học
9A1
9A4
9A2
9A5
9A3
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’): Axit cacbonic và muối cacbonat có những tính chất và ứng dụng nào? Bài ọc ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về axit và các muối đó.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Axit cacbonic (7’)
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của axit cacbonic.
- GV: Nhận xét và chốt nội dung.
 - GV thông báo: Khi cho quì tím vào dd H2CO3 thì qùy tím chuyển thành màu đỏ nhạt và đun nóng dung dịch thì chuyển trở lại màu tím.
- GV: Vậy từ đó rút ra được nhận xét gì về tính chất hóa học của dung dịch H2CO3. 
- GV:	Nhận xét và hoàn chỉnh. 
- HS:	Tìm hiểu trong SGK và trả lời về tính chất, trạng thái của axit cacbonic.
- HS: Ghi bài vào vở.
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS: Rút ra kết luận về tính chất hóa học của H2CO3.
- HS: Ghi bài vào vở.
I. AXIT CACBONIC (H2CO3)
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí: 
- Nước có hoà tan khí CO2 tạo thành dung dịch H2CO3.
- Khi bị đun nóng khí CO2 bay ra khỏi dung dịch H2CO3
2. Tính chất hoá học 
- H2CO3 là một axit yếu, làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhạt.
- H2CO3 là một axit không bền:H2CO3 D CO2 + H2O 
Hoạt động 2. Muối Cacbonat (25’)
- GV thông báo: Có 2 loại muối cacbonat là muối cacbonat trung hoà và cacbonat axit. Yêu cầu HS nêu 1 số ví dụ về muối cacbonat và gọi tên. 
( Phụ đạo HS yếu kém ).
- GV: Nhận xét và kết luận. 
- GV:	Hướng dẫn HS tra bảng tính tan SGK/ 170 để tìm hiểu về tính tan của muối cacbonat.
- GV: Nhận xét và kết luận.
- GV: Dựa vào tính chất chung của muối,em hãy cho biết muối cacbonat có những tính chất hoá học gì? ( Phụ đạo HS yếu kém ).
- GV: Hướng dẫn HS làm TN kiểm chứng tính chất hóa học của muối cacbonat: 
+ NaHCO3, Na2CO3 + dd HCl.
+ K2CO3 + dd Ca(OH)2.
+ Na2CO3 + dd CaCl2.
- GV: Yêu cầu HS viết các PTHH xảy ra. ( Phụ đạo HS yếu kém ).
- GV thông báo:Ngoài tính chất chung thì muối cacbonat còn bị nhiệt phân huỷ. Ví dụ: 
Ca(HCO2)2CaCO3+ H2O + CO2
- GV: Yêu cầu HS nêu ứng dụng của muối cacbonat.
- HS: Lắng nghe và lấy ví dụ:
Na2CO3:Natri cacbonat
NaHCO3:Natri hidrocacbonat
- HS: Ghi nhớ.
- HS: Dựa vào bảng tính tan SGK/170 nêu tính tan của muối cacbonat.
- HS: Nhận xét và bổ sung
- HS: Dự đoán tính chất hóa học của muối cacbonat.
- HS: Làm TN theo hướng dẫn của GV, quan sát nêu hiện tượng và rút ra nhận xét.
- HS: Viết PTHH xảy ra.
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
- GV: Dựa vào SGK nêu ứng dụng của muối cacbonat.
II. MUỐI CACBONAT
1. Phân loại : 2 loại 
- Muối cacbonat trunghoà
Na2CO3:Natri cacbonat
CaCO3: Canxi cacbonat
MgCO3: Magiê cacbonat
- Muối cacbonat axit:
NaHCO3:Natri hidrocacbonat
Ca(HCO3)2:Canxi hidrocacbonat.
2. Tính chất 
a. Tính tan 
- Đa số các muối cacbonat không tan trong nước, trừ muối: Na2CO3, K2CO3.
- Hầu hết các muối hidrocacbonat đều tan trong nước
b. Tính chất hoá học 
+ Tác dụng với axit :
NaHCO3+HClNaCl+H2O+CO2
Na2CO3+2HCl2NaCl+H2O + CO2
+ Tác dụng với dd bazơ :
K2CO3+Ca(OH)2 2KOH + CaCO3
NaHCO3 + NaOH Na2CO3+ H2O
+ Tác dụng với dd muối:
Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl
+ Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ
2NaHCO3Na2CO3+H2O +CO2 
Ca(HCO3)2CaCO3+H2O +CO2 
CaCO3 CaO + CO2 
3. Ứng dụng: (SGK)
Hoạt động 3. Chu trình cacbon trong tự nhiên(5’)
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 3.17 nêu lên chu trình của cacbon trong tự nhiên.
- GV: Giới thiệu chu trình của Cacbon trong tự nhiên thể hiện trong hình 3.17 
- HS: Quan sát tranh vẽ H3.17 thảo luận nhóm nêu lên chu trình cacbon trong tự nhiên. 
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
III. CHU TRÌNH CACBON TRONG TỰ NHIÊN
3. Củng cố (5’): Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành chuỗi phản ứng hoá học sau: 
4. Nhận xét- Dặn dò về nhà(2’):
- Nhận xét tinh thần, thái độ của HS trong tiết học.
- Làm bài tập về nhà:1,2,3,4,5 SGK/ 91 
- Chuẩn bị bài “Silic - Công nghiệp Silicat”
IV. RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 29. Axit cacbon và muối cacbonat - Bùi Thị Như Hoa - Trường THCS Liêng Trang.doc