Tiết 37, Bài 32: Các khu vực châu Phi - Phan Văn Tân

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Biết châu Phi được chia làm 3 khu vực.

- Nắm vững đặc điểm tự nhiên, kinh tế của khu vực Bắc phi, Trung phi.

- Biết hoạt động kinh tế của các quốc gia Trung Phi đã làm cho đất nhanh chóng bị thoái hóa và suy giảm diện tích rừng.

2. Kĩ năng:

 Phân tích ảnh địa lí về các hoạt động kinh tế của các quốc gia ở Trung Phi.

3. Thái độ:

 Biết hoạt động kinh tế của các quốc gia ở Trung phi đã làm cho đất nhanh chóng bị thoái hóa và suy giảm diện tích rừng.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, .

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4363Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 37, Bài 32: Các khu vực châu Phi - Phan Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: 27/12/2014
Tiết 37 Ngày dạy: 30/12/2014
BÀI 32: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Biết châu Phi được chia làm 3 khu vực.
- Nắm vững đặc điểm tự nhiên, kinh tế của khu vực Bắc phi, Trung phi.
- Biết hoạt động kinh tế của các quốc gia Trung Phi đã làm cho đất nhanh chóng bị thoái hóa và suy giảm diện tích rừng.
2. Kĩ năng: 
 Phân tích ảnh địa lí về các hoạt động kinh tế của các quốc gia ở Trung Phi.
3. Thái độ: 
 Biết hoạt động kinh tế của các quốc gia ở Trung phi đã làm cho đất nhanh chóng bị thoái hóa và suy giảm diện tích rừng.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 Bản đồ tự nhiên và hành chính châu Phi.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học, 1 phút.
7A1................................., 7A2..........................., 7A3..........................
7A4................................., 7A5..........................., 7A6..........................
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Tiến trình bài học: 42 phút.
 Khởi động: Châu Phi là một châu lục có trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước trong từng khu vực. Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua việc tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của từng khu vực. 	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Bắc Phi.
(nhóm) 22 phút.
 *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1: Quan sát H32.1 cho biết châu Phi được chia làm mấy khu vực?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
* Bước 2: HS xác định vị trí, giới hạn của 3 khu vực trên bản đồ tự nhiên
- GV bài học hôm nay chỉ tiềm hiểu 2 khu vực ...
* Bước 3: Hoạt động nhóm
Nhóm 1: Nêu đặc điểm địa hình, khí hậu trong khu vực Bắc Phi? 
Thực vật ở đây thay đổi như thế nào? Tại sao?	
(Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời ý đầu)
Nêu đặc điểm hoang mạc Xa - ha - ra?
Nhóm 2: Bắc Phi gồm mấy nước?
- Dân cư chủ yếu là người nào?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Kinh tế gồm những ngành nào?
- Bắc Phi: Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác (xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát).
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu? Phân bố?
- Tại sao cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng?
-> Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế 
Hoạt động 2: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Trung Phi (nhóm) 20 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1: Giáo viên chia nhóm 
Nhóm 3: Nêu đặc điểm địa hình khu vực Trung Phi (các dạng địa hình, sự phân bố)?
- Đặc điểm khí hậu Trung phi?
- Sông ngòi ra sao?
Nhóm 4: Kể tên các nước thuộc khu vực Trung Phi?
- Dân cư chủ yếu là người nào, tín ngưỡng?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Kinh tế phát triển những ngành nào?
- Trung Phi: Kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền. Hạn hán kéo dài, nạn đói thường xuyên xảy ra.
* Bước 2: Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế? (Hoạt động kinh tế của các quốc gia ở Trung Phi đã làm cho đất nhanh chóng bị thoái hóa và suy giảm diện tích rừng).
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
- Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức ghi bảng -> HS ghi vở.
1. Khu vực Bắc phi.
a. Tự nhiên.
- Phía TB: dãy Atlat.
- Phía tây và ven địa trung hải có các đồng bằng.
- Khu vực ven biển mưa nhiều -> rừng rậm phát triển.
- Trong lục địa mưa ít -> xavan, cây bụi phát triển.
- Hoang mạc Xa - ha - ra – hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới.
(đặc điểm của hoang mạc)
b. Kinh tế xã hội.
 - Dân cư: Chủ yếu là người Ả rập và người Bec-be (thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít) theo đạo Hồi.
- Kinh tế: Tương đối phát triển dựa vào ngành dầu khí, du lịch.
- Trồng cây ăn quả nhiệt đới.
- Do có sự khác nhau khí hậu từ Bắc xuống Nam nên cơ cấu cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng.
=> Kinh tế tương đối phát triển
2. Khu vực Trung Phi.
a. Tự nhiên.
- Phía Tây: Bồn địa.
- Phía Đông: Sơn nguyên.
- Khí hậu: nóng, mưa nhiều, đặc biệt là vịnh Ghi nê -> sông ngòi phát triển.
b. Kinh tế xã hội.
- Dân cư: Là khu vực đông dân nhất châu Phi; chủ yếu là người Ban tu thuộc chủng tộc Nê-grô-ít, có tín ngưỡng rất đa dạng.
- Kinh tế: Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu. 
-> Kinh tế chậm phát triển.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
- Nêu đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hộ của khu vực Bắc Phi?
- Nêu đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hộ của khu vực Trung Phi?	
2. Hướng dẫn học tập: 
- Làm bài tập 1, 2 sgk.
- Sưu tầm các tranh ảnh về tôn giáo, văn hóa của các nước ở châu Phi.
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 32. Các khu vực châu Phi - Phan Văn Tân - Trường THCS Liêng Trang.doc