-GV: Yêu cầu HS đọc SGK/ 92 và cho biết Silic có những trạng thái tự nhiên và tính chất nào?
- GV: Nhận xét
- GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu vật và nhận xét về tính chất vật lí của Silic?
- GV: Vậy Si có tính chất hoá hoc gì?
- GV giới thiệu: Si được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử và được dùng để chế tạo pin mặt trời
Tuần 20 Ngày soạn: 05/01/2013 Tiết 38 Ngày dạy : 08/01/2013 BÀI 30. SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Silic là phi kim hoạt động yếu (tác dụng được với oxi, không phản ứng trực tiếp với hiđro), SiO2 là một oxit axit (tác dụng với kiềm, muối cacbonat kim loại kiềm ở nhiệt độ cao). - Một số ứng dụng quan trọng của silic, silic đioxit và muối silicat. - Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng. 2. Kĩ năng: - Đọc và tóm tắt được thông tin về Si, SiO2, muối silicat, sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng. - Viết được các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất của Si, SiO2, muối silicat. 3. Thái độ: - Làm việc nghiêm túc, chính xác. 4. Trọng tâm: - Si, SiO2 và sơ lược về đồ gốm, sứ, xi măng, thủy tinh. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. GV: Các mẫu vật: đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, xi măng, đất sét, cát trắng. Tranh ảnh: Sản xuất đồ gốm, xứ, thuỷ tinh, xi măng. b. HS: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. 2. Phương pháp: - Thảo luận nhóm – đàm thoại - trực quan – làm việc với SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 9A1/ 9A2/ 9A3/ 2. Kiểm tra bài cũ(5’): HS1: Nêu tính chất hoá học của muối cacbonat. HS2: Sữa bài tập 4 SGK/90. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài(1’): Chúng ta đã tìm hiểu xong tính chất và ứng dụng của muối cacbonat. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một chất mới cũng có rất nhiều ứng dụng trong đời sống của chúng ta đó là Silic. Vậy thì Silic có những tính chất và ứng dụng gì? b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Silic (10’) -GV: Yêu cầu HS đọc SGK/ 92 và cho biết Silic có những trạng thái tự nhiên và tính chất nào? - GV: Nhận xét - GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu vật và nhận xét về tính chất vật lí của Silic? - GV: Vậy Si có tính chất hoá hoc gì? - GV giới thiệu: Si được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử và được dùng để chế tạo pin mặt trời - HS: Đọc SGK - Chiếm ¼ khối lượng vỏ quả đất. - Tồn tại ở cát trắng, đất sét. - HS: Lắng nghe. - HS: Quan sát - HS: Trả lời - HS: Nghe giảng I. Silic 1. Trạng thái tự nhiên - Silic là nguyên tố phổ biến thứ 2 sau Oxi , chiếm ¼ khối lượng vỏ quả đất - Các hợp chất của Silic tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét 2. Tính chất a. Tính chất vật lí - Silic là chất rắn màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém, là chất bán dẫn b. Tính chất hoá học - Là phi kim hoạt động hoá học yếu hơn C, Cl2 Tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao Si + O2 SiO2 Hoạt động 2: Silic đioxit (10’) - GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: - SiO2 thuộc loại hợp chất nào? - Vì sao? - Tính chất hoá học của nó? - GV: Nhận xét - Thảo luận và trả lời câu hỏi - HS: Lắng nghe II. Silic đioxit ( SiO2 ) a. Tác dụng với kiềm (ở nhiệt độ cao) SiO2 + 2NaOHNa2SiO3 +H2O b. Tác dụng với oxit bazơ SiO2 + CaO CaSiO3 * SiO2 không tác dụng với nước tạo thành axit Hoạt động 3: Sơ lược về công nghiệp Silicat(10’) - GV giới thiệu: Công nghiệp Silicat gồm sản xuất đồ gốm, thuỷ tinh, xi măng từ những hợp chất thiên nhiên của silic như cát, đất sét -GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu vật rồi kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất đồ gốm, sứ - GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: a. Kể tên các sản phẩm ? b. Nguyên liệu để sản xuất? c. Các công đoạn chính? d. Hãy kể tên các cơ sở sản xuất ? + Nhóm 1,2 : Đồ gốm sứ + Nhóm 3,4: Ximăng + Nhóm 5,6: thuỷ tinh - GV: Cho các nhóm báo cáo kết quả. - GV: Nhận xét - HS: Nghe giảng - HS: Quan sát - HS: Thảo luận nhóm - HS: Báo cáo kết quả. - HS: Lắng nghe. III . Sơ lược công nghiệp silicat 1. Sản xuất đồ gốm, sứ a. Nguyên liệu chính - Đất sét, thạch anh, fenpat b. Các công đoạn chính - Nhào đất sét + Thạch anh + fenpat tạo thành khối dẽo tạo hình và sấy khô. - Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao. c. Cơ sở sản xuất - Bát tràng Hà Nội, công ty sứ Hảo Dương, Đồng Nai, Sông Bé. 2. Sản xuất xi măng: a. Nguyên liệu chính - Đất sét, đá vôi b. Các công đoạn chính - Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi và đất sét rồi trộn với cát và nước ở dạng bùn. - Nung hỗn hợp trong lò quayClanhke rắn. - Nghiển Clanhke + phụ gia Xi măng. c. Cơ sở sản xuất - Nhà máy xi măng Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tiên 3. Sản xuất thuỷ tinh a. Nguyên liệu chính Cát thạch anh, đá vôi, sô đa b. Các công đoạn chính - Trộn cát + đá vôi+ sôđa. - Ngung hỗn hợp trong lò. - Làm nguội ép thổi thủy tinh thành các đồ vật. c. Cơ sở sản xuất Nhà máy sản xuất thuỷ tinh ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh 4. Cũng cố - Dặn dò về nhà a. Cũng cố (5’) : Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK. b. Dặn dò về nhà (3’): - Bài tập về nhà:1,2,3,4/ 95. - Chuẩn bị bài Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học . IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: