Tiết 38, Bài 33: Các khu vực châu Phi (Tiếp theo) - Phan Văn Tân

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm vững những nét đặc trưng về tự nhiên, kinh tế, xã hội Nam phi

- Phân biệt những nét khác nhau về tự nhiên, KTXH giữa các nước khu vực Nam phi

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng phân tích lược đồ

3. Thái độ:

Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế

II. Phương tiện dạy - học:

1.Giáo viên: Bản đồ tự nhiên và kinh tế châu phi

2.Học sinh: Sưu tầm các tranh ảnh về tôn giáo, văn hóa của các nước ở châu phi.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4497Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 38, Bài 33: Các khu vực châu Phi (Tiếp theo) - Phan Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: 08/01/2013
Tiết 38 Ngày dạy: 11/01/2013
BÀI 33: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Nắm vững những nét đặc trưng về tự nhiên, kinh tế, xã hội Nam phi
- Phân biệt những nét khác nhau về tự nhiên, KTXH giữa các nước khu vực Nam phi
2. Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng phân tích lược đồ
3. Thái độ: 
Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế
II. Phương tiện dạy - học: 
1.Giáo viên: Bản đồ tự nhiên và kinh tế châu phi
2.Học sinh: Sưu tầm các tranh ảnh về tôn giáo, văn hóa của các nước ở châu phi.
III.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp học: Kiểm tra sỉ số lớp học.	
7A1 7A2 7A3 7A4 7A5 7A6
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Cho biết đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc phi ?
- Kinh tế khu vực Bắc phi có gì khác với khu vực Trung phi ?
3.Bài mới:
 Khởi động: Nam phi là khu vực nhỏ nhất trong 3 khu vực của châu phi, nhưng Nam phi là khu vực có ý nghĩa quan trọng đại diện cho một Châu phi đang đổi mới và phát triển mạnh mẽ. Bài học hôm nay ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về tự nhiên và KTXH của khu vực nằm ở nửa cầu nam của Châu phi: Khu vực Nam phi
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
 1. Hoạt động1:(Cá nhân)
Hiểu được đặc điểm tự nhiên, KTXH khu vực Nam Phi 
*Bước1: Dựa vào H32.3 xác định ranh giới của khu vực Nam phi trên bản đồ tự nhiên châu phi
*Bước2:
 - Độ cao trung bình của khu vực là bao nhiêu?
 - Toàn bộ khu vực thuộc địa hình gì?
- Nam phi nằm trong môi trường nào?
- Lượng mưa thay đổi như thế nào từ tây sang đông 
-> thực vật thay đổi như thế nào?
Khu vực nào mưa nhiều, khu vực nào mưa ít ? Tại sao ?
( Vai trò của dãy Đrê-ken-béc và dòng biển: phía 
3. Khu vực Nam phi.
a. Tự nhiên
- Địa hình: Cao nguyên, cao ở phía đông nam, trũng ở giữa
 + Phía ĐN: dãy Đrêkenbéc cao 3000 m
 + Trung tâm: bồn địa Calahari
 - Khí hậu nhiệt đới là chủ yếu
 + Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ đông sang tây
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
 đông dãy núi đón gió đông nam có mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ
 Phía tây mưa giảm dần rừng rậm chuyển sang rừng thưa đến xavan
Dòng biển lạnh Ben-gie-la và ven bờ tây mưa hiếm, hoang mạc phát triển )
*Bước3: Tại sao phần lớn Bắc phi và Nam phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu Nam phi lại ẩm và dịu hơn Bắc phi
*Bước4: Hãy kể tên các nước thuộc khu vực trung Phi
- So sánh thành phần chủng tộc của Nam Phi với Bắc và Trung Phi?
- Dân cư Nam phi chủ yếu theo tôn giáo nào?
- Hãy nhận xét tình hình phát triển KT ở các nước trong khu vực Nam Phi?
- Trong khu vực Nam phi thì nước nào phát triển nhất vì sao?
b. Kinh tế xã hội
 - Dân cư: Thành phần chủng tộc đa dạng ( Nêgrôit, ơrôpêôit, Môn gô lô ít và người lai), phần lớn theo đạo thiên chúa.
 - Kinh tế: Trình độ phát triển rất không đều, CH Nam phi phát triển nhất, công nghiệp khai khoáng giữ vai trò quan trọng cung cấp nhiều cho xuất khẩu.
4. Đánh giá:
- Nêu những nét khái quát về đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam phi ?
- Nêu một số đặc điểm kinh tế của cộng hòa Nam phi ?	
5. Hoạt động nối tiếp:
Ôn lại đặc điểm kinh tế của 3 khu vực châu phi

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 33. Các khu vực châu Phi (Tiếp theo) - Phan Văn Tân - Trường THCS Liêng Trang.doc