I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tính hạt nhân nguyên tử. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì và nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó.
2. Kĩ năng:
- Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể, nhóm I và VII, chu kì 2, 3 và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, về chu kỳ và nhóm.
- Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) suy ra vị trí và tính chất hoá học cơ bản của chúng và ngược lại.
- So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong số 20 nguyên tố đầu tiên.
3. Thái độ:
Tích cực học tập để nắm được cấu tạo bảng HTTH.
Tuần : 21 Ngày soạn: 02/01/2015 Bài 31. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC Tiết : 39 Ngày dạy: 05/01/2015 I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tính hạt nhân nguyên tử. Lấy ví dụ minh hoạ. - Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ. - Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì và nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ. - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó. 2. Kĩ năng: - Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể, nhóm I và VII, chu kì 2, 3 và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, về chu kỳ và nhóm. - Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) suy ra vị trí và tính chất hoá học cơ bản của chúng và ngược lại. - So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong số 20 nguyên tố đầu tiên. 3. Thái độ: Tích cực học tập để nắm được cấu tạo bảng HTTH. 4. Trọng tâm: - Cấu tạo và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 5. Năng lực cần hướng đến: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học. - Năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên và học sinh a. Giáo viên - Bảng tuần hoàn, ô nguyên tố phóng to. - Chu kì 2, 3 phóng to. - Sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên to. b. Học sinh: Xem trước nội dung bài mới . 2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – Đàm thoại - Trực quan. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp(1’): Lớp Tên HS vắng học Lớp Tên HS vắng học 9A1 9A4 9A2 9A5 9A3 2. Kiểm tra bài cũ (5’): - Nêu tính chất của silic và silic đioxit? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới (1’): Ngày nay người ta đã phát hiện khoảng 110 nguyên tố hoá học. Chúng được sắp xếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Vậy, các nguyên tố được sắp xếp trong bảng tuần hoàn theo nguyên tắc nào? Quy luật biến đổi tính chất của chúng ra sao? Mối quan hệ giữa vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo và tính chất của nguyên tố ra sao? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (5’). - GV: Giới thiệu khái quát BTHCNTHH: Từng ô nguyên tố, hàng, cột. Màu sắc trong bảng: kim loại, phi kim, khí hiếm. Năm 1869 Men-đê-lê-ép (Nga) sắp xếp có 60 nguyên tố lấy cơ sở là nguyên tử khối. Ngày nay đã có khoảng 110 nguyên tố hóa học. - GV: Hãy nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH? - GV: Nhận xét. - HS: Theo dõi, lắng nghe. - HS: Trả lời. - HS: Lắng nghe. I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN - Bảng hệ thống tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo bảng tuần hoàn (9’). -GV: Giới thiệu khái quát bảng HTTH: Ô, chu kì, nhóm. -GV: Treo ô 12 phóng to lên bảng và yêu cầu HS nhận xét về các kí hiệu trong một ô. -GV: Vậy, ô nguyên tố cho biết những gì? -GV: Yêu cầu HS cho biết ý nghĩa của các ô 13, 15, 17. -GV: Treo bảng HTTH phóng to và giới thiệu về chu kì trong BTH. -GV hỏi: Bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu chu kì? So sánh ĐTHN khi đi từ trái sang phải? -GV: Giới thiệu về nhóm trong bảng tuần hoàn. -GV hỏi: Có bao nhiêu nhóm? Trong cùng 1 nhóm, ĐTHN nguyên tử của các nguyên tố thay đổi như thế nào? (Phụ đạo HS yếu kém). -GV: Qua đó em hãy nêu nhận xét về nhóm? -HS: Nghe giảng và ghi nhớ. -HS: Quan sát và trả lời. -HS: Trả lời. -HS: Quan sát và nêu ý nghĩa các ô trong bảng HTTH. -HS: Quan sát và nghe giảng. -HS: + Bảng hệ thống tuần hoàn có 7 chu kì. + Trong 1 chu kì, từ trái sang phải ĐTHN tăng dần. -HS: Quan sát bảng tuần hoàn và lắng nghe. -HS: Có 8 nhóm được đánh số thứ tự từ I đến VIII. Được sắp xếp theo chiều tăng dần của ĐTHN. - HS: Trả lời. II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN 1. Ô nguyên tố : Cho biết: - Số hiệu nguyên tử - Kí hiệu hoá học - Tên nguyên tố - Nguyên tử khối * Số hiệu nguyên tử có số trị bằng điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử, là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 2 . Chu kì - Có 7 chu kỳ (1->7) - Chu kì là dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân 3 . Nhóm - Bảng hệ thống tuần hoàn có 8 nhóm được đánh số thứ tự từ I đến VIII - Nhóm gồm các nguyên tố đựơc sắp xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Hoạt động 3. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (10’). -GV: Yêu cầu HS theo dõi chu kì 2 và 3, hỏi: Đi từ đầu đến cuối chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân sự thay đổi tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào? -GV: Yêu cầu HS quan sát nhóm I và nhóm VII, cho biết: Tính kim loại và tính phi kim trong cùng 1 nhóm thay đổi như thế nào? -HS trả lời: Đầu mỗi chu kì là 1 kim loại, cuối chu kì là 1 phi kim, kết thúc chu kì là 1 khí hiếm. Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần. -HS trả lời: + Tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần. III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn 1. Trong một chu kì: Đi từ trái qua phải: - Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. 2. Trong một nhóm: Đi từ trên xuống dưới: + Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. Hoạt động 4. Ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học(20’). - GV: Hướng dẫn HS làm 2 ví dụ trong SGK. - GV: Qua 2 VD/ SGK yêu cầu HS rút ra nhận xét. - GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức - GV: Cho HS quan sát sơ đồ chuyển đổi và dẫn dắt - GV: Nhận xét và hoàn chỉnh nội dung. - HS: Theo dõi GV hướng dẫn làm 2 VD trong SGK. - HS: Trả lời cá nhân rút ra nhận xét - HS: Lắng nghe. - HS: Quan sát. - HS: Lắng nghe. IV. Ý nghĩa của bảnghệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học - Biết vị trí của nguyên tố ta có thể đoán được cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố - Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố, ta có thể suy đoán vị trívà tính chất của nguyên tố đó 4. Củng cố (5’) - GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của tiết học. - Hướng dẫn HS làm bài tập 1,3,4,5,6 SGK/101. (Phụ đạo HS yếu kém). 5. Nhận xét - Dặn dò về nhà(1’): - Nhận xét tinh thần, thái độ của HS trong tiết học. - Về nhà học bài và làm các bài tập trong SGK/101. - Chuẩn bị trước nội dung bài luyện tập: Phi kim- Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: