Tiết 39, Bài 40: Thực hành: Đèn ống huỳnh quang - Võ Lê Nguyên - Năm học 2008-2009

* HS nhắc lại cấu tạo của đèn huỳnh quang. (Bài 39)

* Thảo luận và rút ra kết luận: Thường dùng là:

+ Điện áp định mức: 220V

+ Chiều dài 0,6m (Công suất 20W)

+ Chiều dài 1,2m (Công suất 40W)

* Quan sát và ghi số liệu kỹ thuật vào báo cáo thực hành.

* Quan sát chấn lưu và tắc te:

+ Chấn lưu: Tạo sự tăng thế ban đầu; giới hạn dòng điện chạy qua khi đèn sáng.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 39, Bài 40: Thực hành: Đèn ống huỳnh quang - Võ Lê Nguyên - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39 Bài 40: THỰC HÀNH
ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG
A. MỤC TIÊU:
Theo sách giáo viên
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
Chuẩn bị theo sách giáo viên
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức Chia nhóm HS, mỗi nhóm từ 5-7 HS
2/ Kiểm tra: Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang?
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Như bài học trước chúng ta đã thấy, nguồn sáng do đèn sợi đốt tạo ra có năng suất phát quang thấp. Để khắc phục nhược điểm này ta đã chế tạo ra loại đền có năng suất phát quang cao hơn hẳn. Đó là đèn ống huỳnh quang. Vậy bài học này chúng ta hãy cùng nhau quan sát, tìm hiểu các bộ phận chính và sơ đồ mạch điện của bộ đèn ống huỳnh quang, quá trình mồi phóng điện, đèn phát sáng làm việc.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/ Giới thiệu nội dung và trình tự tiến hành
Hoạt động 2: Giới thiệu chung
 * GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của đèn huỳnh quang. (Bài 39)
 - Những số liệu kỹ thuật ghi trên đèn có ý nghĩa gì?
* Hướng dẫn HS ghi các số liệu kỹ thuật vào báo cáo thực hành.
* Cho HS quan sát chấn lưu và tắc te:
- Chấn lưu và tắc te có nhức năng gì trong quá trình làm việc của đèn, em nào biết?
* HS nhắc lại cấu tạo của đèn huỳnh quang. (Bài 39)
* Thảo luận và rút ra kết luận: Thường dùng là:
+ Điện áp định mức: 220V
+ Chiều dài 0,6m (Công suất 20W)
+ Chiều dài 1,2m (Công suất 40W)
* Quan sát và ghi số liệu kỹ thuật vào báo cáo thực hành.
* Quan sát chấn lưu và tắc te:
+ Chấn lưu: Tạo sự tăng thế ban đầu; giới hạn dòng điện chạy qua khi đèn sáng.
+ Tắc te: Tự nối mạch khi điện áp tăng cao ở 2 điện cực.
II/ Tổ chức thực hành
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành
* Mắc sẵn mạch điện để HS quan sát 
* GV phân công các nhóm về vị trí làm việc.
- Bố trí dụng cụ và thiết bị cho từng nhóm.
 - Các nhóm thực hiện thao tác theo hướng dẫn của GV.
 - Quan sát tác phong làm việc của các nhóm. Kịp thời nhắc nhở và uốn nắn các em.
* Hướng dẫn HS cách mắc mạch điện.
* Quan sát sơ đồ mạch điện đã mắc sẵn
* Về vị trí đã phân công. 
- Nhóm trưởng nhận dụng cụ và thiết bị thực hành về cho nhóm mình.
- Thực hiện thao tác theo hướng dẫn của GV 
* Thực hiện các thao tác lắp các phần tử của bộ đèn theo hướng dẫn của GV.
4/ Tổng kết bài học:
- Giáo viên hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành dựa theo mục tiêu bài học.
- Yêu cầu HS ngừng hoạt động, nộp mô hình, nộp báo cáo thực hành, thu dọn dụng cụ và ổn định lớp.
- GV nhận xét về sự chuẩn bị của HS cho bài thực hành và thao tác, kết quả, tinh thần, thái độ học tập.
5/ Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học:
- Học thuộc sơ đồ đèn ống huỳnh quang.
- Tìm hiểu lại các chức năng của từng bộ phận của bộ đèn ống huỳnh quang.
- Tập thay thế và lắp đặt các bộ phận khi bộ đèn có sự hỏng hóc.
* Bài sắp học:
- Đọc trước bài 41, 42, 43 “Đồ dùng điện- nhiệt: Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện”
- Tìm hiểu nguyên lý làm việc và cấu tạo của chúng.
- Sưu tầm và ghi lại 1 số đồ dùng điện trong gia đình mà em cho là đồ dùng loại điện – Nhiệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 40. Thực hành - Đèn ống huỳnh quang - Võ Lê Nguyên.doc