Tiết 39, Bài 41: Đồ dùng điện loại điện nhiệt. Bàn là điện - Lù Văn Thuận

1.Mục tiêu.

a.Kiến thức.

- Hiểu được nguyên lí làm việc của đồ dung loại điện – nhiệt.

- Hiểu được cấu tạo,nguyên lí làm việc và cách sử dụng bàn là điện.

b.Kĩ năng.

- Giải thích được các số liệu kĩ thuật và cách sử dụng đồ dùng loại điện nhiệt.

- Phân tích dược cấu tạo,nguyên lí làm việc của bàn là điện.

c.Thái độ.

- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện.

- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kĩ thuật.

- Có ý thức cùng gia đình tiết kiệm điện khi sử dụng các thiết bị điện.

2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

a.Chuẩn bị của giáo viên.

- Nghiên cứu bài 41 SGK.

- Tìm hiểu cấu tạo bàn là điện.

- Tranh vẽ và mô hình đồ dùng loại điện – nhiệt.Bàn là điện

- Bàn là điện còn tốt và các bộ phận của bàn là điện.

b.Chuẩn bị của học sinh.

- Đọc trước bài 41 SGK.

- Sách giáo khoa,vở.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2183Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 39, Bài 41: Đồ dùng điện loại điện nhiệt. Bàn là điện - Lù Văn Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/02/2012 Ngày dạy:8a.23/02/2012
Người soạn:Lù Văn Thuận 8b:29/02/2012
Tiết 39- Bài 41:ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – NHIỆT 
BÀN LÀ ĐIỆN
1.Mục tiêu.
a.Kiến thức.
- Hiểu được nguyên lí làm việc của đồ dung loại điện – nhiệt.
- Hiểu được cấu tạo,nguyên lí làm việc và cách sử dụng bàn là điện.
b.Kĩ năng.
- Giải thích được các số liệu kĩ thuật và cách sử dụng đồ dùng loại điện nhiệt.
- Phân tích dược cấu tạo,nguyên lí làm việc của bàn là điện.
c.Thái độ.
- Có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn điện.
- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kĩ thuật.
- Có ý thức cùng gia đình tiết kiệm điện khi sử dụng các thiết bị điện.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a.Chuẩn bị của giáo viên.
- Nghiên cứu bài 41 SGK.
- Tìm hiểu cấu tạo bàn là điện.
- Tranh vẽ và mô hình đồ dùng loại điện – nhiệt.Bàn là điện
- Bàn là điện còn tốt và các bộ phận của bàn là điện.
b.Chuẩn bị của học sinh.
- Đọc trước bài 41 SGK.
- Sách giáo khoa,vở.
3.Tiến trình bài dạy.
a.Kiểm tra bài cũ.Không kiểm tra
*.Đặt vấn đề:(1’)
Trong cuộc sống hang ngày của chúng ta,với nguồn điện mà chúng ta đang sử dụng thì các loại đồ dùng điện đã trở thành dụng cụ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của chúng ta như: nồi cơm điện,bếp điện,ấm điện..Vậy để biết chúng có cấu tạo và nguyên lí sử dụng như thế nào?Để làm rõ vấn đề này,thầy trò ta cùng nhau tìm hiểu sang bài hôm nay:Bài 41 “Đồ dùng loại điện- nhiệt,Bàn là điện”.
b.Bài mới.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
10’
7’
20’
Hoạt động 1:Tìm hiểu nguyên lí biến đổi năng lượng của đồ dùng điện – nhiệt.
- GV hỏi:Em hãy kể tên các loại đồ dùng điện-nhiệt ở trong gia đình em?
- HS trả lời:Bàn là điện.ấm điện,
- GV nhận xét:ở trong gia đình chúng ta thường dùng những đồ dùng điện – nhiệt như bàn là điện,bếp điện,ấm điện,nồi cơm điệ n,binh nước nóngVậy các loại đồ dùng điện nhiệt có nguyên lí lam viec ra sao ta cùng nhau tim hiểu mục 1.Nguyên lí làm việc.
- GV hỏi:Dựa vào kiến thức đã học ở môn vật lí lớp 7,em hãy cho biết tác dụng của dòng điện?
- HS trả lời:Tác dụng nhiệt,tác dụng từ,tác dụng sinh học,tác dụng hoá học
- GV :Nhận xét và hỏi:Dòng điện có nhiều tác dụng,em hãy cho biết nguyên lí chung của đồ dùng loại điện nhiệt?.
- HS trả lời: - Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong
- GV nhận xét và kết luận:
- GV hỏi:Năng lượng đầu vào và năng lượng đầu ra của đồ dùng điện-nhiệt là gì ?.
- HS trả lời:Đầu vào là điện năng, đầu ra là nhiệt năng.
- GV nhận xét: và chuyển ý:vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu xong nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt,tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp 1 phần tử rất quan trọng của đồ điện nhiệt là:”Dây đốt nóng”.
- GV hỏi:Em hãy đọc nội dung thông tin SGK và cho biết điện trở của dây đốt nóng phụ thuộc vào những gì?
- HS trả lời:Phụ thuộc vào điện trở suất 
- GV nhận xét và kết luận:
Hoạt động 2:Tìm hiểu các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng.
- GV hỏi: Dây đốt nóng được làm bằng vật liệu gì và có những yêu cầu kĩ thuật gi?
- HS trả lời :Dây đốt nóng làm bằng dây niken-crom màu sáng bóng,có điện trở suất lớn,chịu được nhiệt độ cao
- GV nhận xét: Dây dẫn điện được làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở suất lớn:Dây niken – crom màu sáng bóng có điện trở suất p = 1,1.10^-6 Ωm,dây đốt nóng chịu được nhiệt độ cao,dây niken-crom chịu nhiệt từ 1000 oC đến 1100 oC.
- GV hỏi:Vì sao dây đốt nóng phải làm bằng chất có điện trở suất lớn và phải chịu được nhiệt độ cao?
- HS trả lời:Dây đốt nóng làm bằng vật liệu có điện trở suất lớn (là vật liệu dẫn điện )là vì khi dòng điện đi qua dây có điện trở suất lớn sẽ bị điện trở suất của dây cản trở dòng điện,dòng điện không đi qua nhanh được do đó sẽ làm nhiệt lượng trong dây tăng lên và toả nhiệt,còn nếu chúng ta làm dây đốt bằng vật liệu có điện trở suất bé thì dòng điện sẽ đi qua rất nhanh vì không bị cản trở nhiệt lượng sinh ra sẽ không lớn.Dây đốt nóng phải chịu được nhiệt độ cao là để đảm bảo không bị nóng chảy khi nhiệt lượng toả ra lớn,nếu ta dùng vật liệu không chịu được nhiệt độ thì rất dễ bị nóng chảy.
- GV chốt kiến thức: 
Hoạt động 3:Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc,số liệu kĩ thuật và cách sử dụng bàn là điện.
- GV hỏi:Đọc thông tin SGK và cho biết cấu tạo của bàn là điện gồm mấy bộ phận chính?.
- HS trả lời:Có 2 bộ phận chính
- GV hỏi :Dựa vào tranh hình 41.1 và 41.2 và mô hình thực tế cho biết chức năng của dây đốt nóng là gi?.
- HS trả lời: Dây đốt nóng biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
- GV :Dây đốt nóng là dây có điện trở suất cao,chịu được nhiệt độ cao,nên người ta thường làm bằng hợp kim niken – crom.
- GV hỏi:Dây đốt nóng được đặt ở đâu trong bàn là?
- HS trả lời:Được đặt ở các rãnh trong bàn là và được cách điện với vỏ.
- GV nhận xét và kết luận:
- GV hỏi:Vỏ bàn là gồm những phần tử nào?
- HS trả lời:Nắp và đế.
- GV hỏi:Đế của bàn là được làm bằng vật liệu gì và có tác dụng như thế nào?
- HS trả lời:Đế được làm bằng hợp kim nhôm,dùng để tích điện và duy trì nhiệt độ khi là.
- GV hỏi:Nắp bàn là thường làm bằng vật liệu gì?
- HS trả lời:làm bằng đồng,thép mạ crôm hoặc nhựa chịu nhiệt.
- GV nhận xét:Ngoài ra còn có các bộ phận như:đèn tín hiệu,rơ le nhiệt,núm điều chỉnh nhiệt độ.
- GV kết luận:
- GV hỏi:Dựa trên nguyên lí chung của đồ dùng loại điện nhiệt hãy trình bày nguyên lí làm việc của bàn là điện là gì?
- HS trả lời: Khi đóng điện dòng điện chạy trong dây đốt nóng làm toả nhiệt,nhiệt được tích vào đế bàn là làm bàn là nóng lên.
- GV nhận xét và kết luận:
- GV hỏi:Nhiệt năng là năng lượng đầu vào hay đầu ra của bàn là điện và được sử dụng để làm gì?
- HS trả lời:Là năng lượng đầu ra và dùng để là quần áo.
- GV nhận xét:Sử dụng để là quần áo.vải.. Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu xong nguyên lí làm việc của bàn là,tiếp theo chúng cùng nhau tìm hiểu xem bàn là có những số liệu kĩ thuật gì?.
- GV hỏi:Qua thực tế và kết hợp nội dung SGK hãy cho biết bàn là có những số liệu kĩ thuật gì?
- HS trả lời:Điện áp định mức và công suất địng mức.
- GV hỏi: Trên thân bàn là có các thông số AC220V-1000W hoặc AC170V-300W.Vậy những thông số đó có nghĩa gì?.
- HS trả lời:Bàn là được phép sử dụng điện áp định mức và công suất định ghi trên thân bàn là.
- GV nhận xét: thông số AC220V-1000W,AC220V là điện áp định mức AC là kí hiệu dong điện xoay chiều,với điện 1 chiều thì kí hiệu là DC (hay +,- ),1000w là công suất làm việc của bàn là.Tương tự AC170V-300W cũng là thông số quy định điện áp và công suất làm việc,tuy nhiên chúng ta cần lưu ý,mỗi nước sản xuất sẽ có sự quy định khác nhau về điện áp định mức cũng như công suất của thiết bị điện nhiệt.Hiện nay chủ yếu bàn là có điện áp định mức là 220v được sử dụng nhiều nhất,đối với bàn là do có công suất từ 300w-1000w nên ổ cắm và phích cắm lấy điện nguồn phải chặt,có hiện tượng kêu tạch tạch.
- GV kết luận:
- GV hỏi:Bàn là được sử dụng để làm gì?Khi sử dụng bàn là cần chú ý điều gì?
- HS trả lời:Để là quần áo,..Sử dúng đúng điện áp định mức.
- GV nhận xét:Bàn là dùng để là quần áo,các hàng may mặc,vảicần chú ý khi là các loại vải khác nhau sẽ có chế độ là khác nhau các cách là ủi các em đã được học ở lớp 6 trong chương may mặc trong gia đình,khi sử dụng cần chú ý:
+ Sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là.
+ Khi đóng điện không được để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo..
+ Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải,lụacần là,tránh làm hỏng vật dụng cần là.
+ Gĩư gìn mặt đế bàn là sạch và nhẵn.
+ Đảm bảo an toàn về điện và về nhiệt.
- GV tổng hợp
I-ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN- NHIỆT 
1.Nguyên lí làm việc.
- Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nống,biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
2.Dây đốt nóng
a.Điện trở của dây đốt nóng.
- Phụ thuộc vào điện trở suất của vật liệu dẫn điện làm dây đốt nóng,tỉ lệ thuận với chiều dài của dây đốt nóng và tỉ lệ nghịch với tiết diện s của dây đốt nóng.
CT: (Ω)
b.Các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng.
- Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở suất lớn:ví dụ dây niken – crom có điện trở suất = 1,1.10^-6 Ωm.
-Dây đốt nóng chịu được nhiệt độ cao, ví dụ dây niken - crom 1000 oC đến 1100 oC.
II-BÀN LÀ ĐIỆN
1.Cấu tạo
a.Dây đốt nóng.
- Làm bằng hợp kim niken – crom chịu được nhiệt độ cao từ 1000 oC đến 1100 oC
b.Vỏ bàn là.
- Đế được làm gang hoặc đồng mạ crom.
- Nắp bằng đồng hoặc bằng nhựa chịu nhiệt.
- Đèn tìn hiệu,rơle nhiệt,núm điều chỉnh.
2.Nguyên lí làm việc.
- Khi đóng điện dòng điện chạy trong dây đốt nóng làm toả nhiệt,nhiệt được tích vào đế bàn là làm bàn là nóng lên.
3.Các số liệu kĩ thuật
- SGK
4.Sử dụng.
-Nghiên cứu SGK.
c.Củng cố.(5 phút)
- GV:em hãy trình bày các yêu cầu kĩ thuật đối với dây đốt nóng?
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết.
- Nhận xét giờ học.
d. Hướng dẫn về nhà học bài.
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Tự học và nghiên cứu bài 42 và 43 SGK ở nhà,các em đọc trước bài 44 SGK).

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 41. Đồ dùng loại điện - nhiệt Bàn là điện - Lù Văn Thuận.doc