Tiết 4, Bài 2: Một số oxit quan trọng (Tiếp theo) - Trần Vũ Yên Trang

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS biết:

+ Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit: Lưu huỳnh đioxit tác dụng được: Nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.

- HS hiểu:

+ Ứng dụng, điều chế của lưu huỳnh đioxit.

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được:

+ Dự đoán, kiểm tra và rút ra kết luận tính chất hóa học của: SO2.

+ Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hổn hợp hai chất.

- HS thực hiện thành thạo:

+ Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit.

+ Phân biệt được một số oxit cụ thể.

1.3. Thái độ: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Hiện tượng gây mưa axit

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1532Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 4, Bài 2: Một số oxit quan trọng (Tiếp theo) - Trần Vũ Yên Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (tt)
Bài2 - Tiết 4
Tuần: 2 
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết: 
+ Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit: Lưu huỳnh đioxit tác dụng được: Nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
- HS hiểu:
+ Ứng dụng, điều chế của lưu huỳnh đioxit.
1.2. Kĩ năng: 
- HS thực hiện được: 
+ Dự đoán, kiểm tra và rút ra kết luận tính chất hóa học của: SO2.
+ Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hổn hợp hai chất. 
- HS thực hiện thành thạo:
+ Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit.
+ Phân biệt được một số oxit cụ thể.
1.3. Thái độ: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Hiện tượng gây mưa axit 
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Tính chất hóa học của SO2
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Tranh 1.6, 1.7/ 10 SGK
3.2. Học sinh: Kiến thức
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: 
* Câu 1: Bài tập 4/ 9 SGK (8đ)
Số mol của CO2:
 CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯ + H2O 
 0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol 
a. Nồng độ mol của dd Ba(OH)2:
CM = = = 0,5 M 
c. Khối lượng của BaCO3:
* Câu 2: Lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học như thế nào, nặng hay nhẹ hơn không khí?( 2đ) 
Công thức SO2 Khí SO2 nặng hơn không khí ( d= 64/ 29) 
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Tính chất SO2 (Thời gian: 25’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Lưu huỳnh đioxit tác dụng được: Nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
- Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit. Dự đoán, kiểm tra và rút ra kết luận tính chất hóa học của: SO2.
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Vấn đáp, hợp tác nhóm nhỏ. Rút ra tính chất hóa học SO2.
- Tranh 1.6, 1.7/ 10 SGK
 (3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tính chất SO2.
GV:Cho biết CTHH của lưu huỳnh đioxit là (SO2)
GV: Yêu cầu HS tham khảo SGK nêu tính chất vật lí của lưu huỳnh đioxit?
HS: SO2 là chất khí, không màu, độc.
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Dựa vào tính chất hóa học chung của oxit axit. Vậy SO2 có những tính chất hóa học nào? (H1.6)
GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của oxit axit với nước.
HS: Oxit axit + nước ® axit.
GV: Vậy SO2 tác dụng với nước như thế nào? Viết PTHH.
HS: Nêu tính chất, viết PTJH. 
GV: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
 giới thiệu SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, 
là một trong các nguyên nhân gây ra mưa axit.
HS: Quan sát H 1.7/ 10 SGK.
GV: Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm.
HS: Mô tả thí nghiệm, viết PTHH và gọi tên sản phẩm
GV: SO2 tác dụng với bazơ tạo ra sản phẩm là hợp chất gì?
HS : Viết phương trình minh họa.
GV: SO2 tác dụng với oxit bazơ tạo ra sản phẩm là hợp chất gì?
HS: PTHH rút ra kết luận về tính chất hóa học của SO2
B.LƯU HUỲNH ĐI OXIT SO2
 (KHÍ SUNFURƠ):
I.Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit.
1. Tính chất vật lí: SGK
2. Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với nước:
Thí nghiệm 1.6/ 10 SGK
PTHH:
SO2 + H2O ® H2SO3
b. Tác dụng với dung dịch bazơ:
- Thí nghiệm 1.7/ 10 SGK
- PTHH:
 SO2 + Ca(OH)2 ® CaSO3 + H2O
c. Tác dụng với oxit bazơ: 
PTHH:
SO2 + K2O ® K2SO3
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu ứng dụng (Thời gian: 5’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Ứng dụng của lưu huỳnh đioxit
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Vấn đáp
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tìm hiểu ứng dụng.
GV: Tham khảo SGK 
HS: Nêu lên ứng dụng của SO2.
HS: SO2 dùng để sản xuất H2SO4, chất tẩy trắng, bột gỗ công nghiệp giấy, diệt nấm mốc,
HS: Nhóm khác nhận xét.
II. Ứng dụng của Lưu huỳnh đioxit;
 SGK 
HOẠT ĐỘNG 3: Điều chế SO2 (Thời gian: 5’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: điều chế lưu huỳnh đioxit
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: Vấn đáp, TT
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Điều chế SO2
GV giới thiệu cách điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm.
GV: SO2 thu bằng cách nào trong các cách sau?
a. Đẩy nước.
b. Đẩy không khí (úp bình thu).
c. Đẩy không khí (ngửa bình thu).
Giải thích?
HS: Chọn câu c vì SO2 nặng hơn không khí.
GV: Hướng dẫn HS viết PTHH.
GV: Giới thiệu đun nóng H2SO4 đặc với Cu (Sẽ học ở bài H2SO4).
HS: Tham khảo nêu cách điều chế SO2 trong công nghiệp và viết PTHH.
 - Đốt lưu huỳnh trong không khí.
- Đốt quặng pirit sắt.
GV: Hướng dẫn HS viết PTHH quặng FeS2 với oxi điều kiện của phản ứng.
III. Điều chế SO2 :
1. Trong phòng thí nghiệm:
- Muối Sunfit tác dụng với HCl( hoặc H2SO4) thu SO2
- PTHH: 
Na2SO3 + 2HCl® 2NaCl + H2O + SO2
2. Trong công nghiệp:
a. Đốt lưu huỳnh trong không khí:
S + O2 SO2
b. Đốt quặng piritsắt:
 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết: Bài tập 1/ 11 SGK (HS thảo luận nhóm)
 S + O2 SO2
 SO2 + Ca(OH)2 ® CaSO3¯ + H2O
 SO2 + H2O ® H2SO3
 Na2SO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + H2O + SO2­
SO2 + 2NaOH ® Na2SO3 + H2O
5.2. Hướng dẫn học tập 
* Đối với bài học tiết này: Làm bài tập: 1,2, 3, 4, 5/ 11 SGK. 
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Xem trước bài “TÍNH CHẤT HÓA HỌC AXIT”.
6. PHỤ LỤC: SGK, SGV

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Một số oxit quan trọng - Trần Vũ Yên Trang - Trường THCS Thạnh Bình.doc