Tiết 4, Bài 2: Siêng năng, kiên trì (2 tiết) - Trường THCS Bàn Long

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

-Giúp học sinh hiểu được những biểu hiện của siêng năng, kiên trì. Ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng và kiên trì.

2. Kỹ năng

-Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

3. Thái độ

-Phát thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động, để trở thành người học sinh tốt.

II. Nội dung

-Đây là phẩm chất đạo đức cần thiết. Có siêng năng kiên trì mới gặt hái được những thành công trong học tập, lao động , trong các hoạt động khác.

-Người có tính siêng năng kiên trì thì dù gặp khó khăn cũng cố gắng, vững tâm vượt qua.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1795Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 4, Bài 2: Siêng năng, kiên trì (2 tiết) - Trường THCS Bàn Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	4
Tiết 	4
Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
(Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
-Giúp học sinh hiểu được những biểu hiện của siêng năng, kiên trì. Ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng và kiên trì.
2. Kỹ năng
-Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
3. Thái độ
-Phát thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động,  để trở thành người học sinh tốt.
II. Nội dung
-Đây là phẩm chất đạo đức cần thiết. Có siêng năng kiên trì mới gặt hái được những thành công trong học tập, lao động , trong các hoạt động khác.
-Người có tính siêng năng kiên trì thì dù gặp khó khăn cũng cố gắng, vững tâm vượt qua.
III. Tài liệu và phương tiện
-SGK – SGV GDCD 6.
-Tranh bài 1 trong bộ tranh do công ty thiết bị giáo dục I sản xuất.
-Các mẫu chuyện kể về tấm gương các danh nhân. 
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
-Biểu hiện của siêng năng, kiên trì là gì?
-Kiểm tra bài tập.
3. Giới thiệu bài mới.
Các em đã biết siêng năng kiên trì là phẩm chất đạo đức cần thiết ở mỗi con người. Nó giúp ích gì cho con người? 
Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung còn lại của bài 2: Siêng năng, kiên trì. (Tiết 2)
4. Phát triển chủ đề
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu biểu hiện của Siêng năng kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động.
Thảo luận theo 3 chủ đề.
Chia nhóm học sinh thảo luận.
N1: Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong học tập.
Đi học chuyên cần.
Chăm chỉ làm bài.
Có kế hoạch học tập.
Bài khó không nản lòng.
Tự giác học.
Không chơi la cà.
Đạt kết quả cao.
. . .
N2: Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong lao động.
* Chăm lo việc nhà, không bỏ dở công việc.
* Không ngại khó, miệt mài với công việc.
* Tiết kiệm, tìm tòi, sáng tạo.
* . . .
N3: Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong các hoạt động khác.
Kiên trì tập TDTT.
Kiên trì đấu tranh phòng chống TNXH.
Bảo vệ môi trường.
. . . . 
Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả của nhóm.
Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
N Tìm những câu cao dao, tục ngữ nói về tính siêng năng kiên trì.
Tay làm hàm nhai.
Siêng làm thì có.
Miệng nói, tay làm.
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Cần cù bù khả năng.
F Qua các trường hợp trên, em thấy siêng năng, kiên trì giúp ích gì cho con người?
Gọi HS đọc và giải thích câu tục ngữ.
VD:
 -HS giỏi trường ta.
- Các nhà khoa học trẻ thành đạt trên các lĩnh vực.
- Làm kinh tế gia đình giỏi từ mô hình VAC.
- Làm giàu từ sức lao động của chính mình nhờ siêng năng kiên trì.
Trò chơi tiếp sức:Tìm biểu hiện của siêng năng và trái với siêng năng.
Siêng năng
Trái siêng năng
- Cần cù, chịu khó, tự giác làm việc.
- Việc hôm nay chớ để ngày mai.
- Nói ít, làm nhiều.
- Lười biếng, ỷ lại.
- Ngại khó, ngại khổ.
- Mau chán nản.
- Hời hợt, cẩu thả.
- Đùn đẩy, trốn tránh.
- Uể oải, chểnh mảng.
N Thái độ của em đối với những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì?
_Phê phán, không đồng tình.
N Vậy, em đã rèn luyện đức tính siêng năng như thế nào?
_HS tự liên hệ.
HĐ2: Đóng vai và luyện tập
+ Đóng vai: Người có tính siêng năng, kiên trì hoặc không có tính siêng năng, kiên trì.
HS xây dựng tình huống và diễn.
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
GV nhận xét chung.
HS làm bài tập a trên bảng phụ.
Bài tập b: 
Chọn một HS chăm ngoan, học giỏi kể lại mình đã thể hiện tính siêng năng, kiên trì như thế nào cho cả lớp nghe.
_HS học tập kinh nghiệm của bạn.
Bảng phụ:
Bài tập kiểm tra hành vi: 
Từng hành vi HS xác định có hoặc chưa.
Học bài cũ.
Làm bài mới.
Chuyên cần.
Giúp đỡ cha mẹ.
Chăm sóc em.
Tập TDTT.
Œ Truyện đọc 
 Nội dung bài học
a.
b.
c. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì?
Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong cuộc sống.
Tục ngữ:
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Ž Bài tập
Bài tập a:
Ý 1, 2 là đúng.
5. Củng cố
- Có siêng năng kiên trì thì mới gặt hái được thành công trong học tập, lao động, các hoạt động khác. Người siêng năng gặp khó khăn luôn cố gắng và vững tâm vượt qua.
Tục ngữ về kiên trì:
 Mưa lâu thấm đất.
 Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
 Chân lấm, tay bùn.
 Lười người không ưa.
 Luyện mới thành tài, miệt mài mới giỏi.
 Nói chín thì nên làm mười.
Nói mười làm chín kẻ cười người chê,
6. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài. Làm bài tập còn lại.
Xem trước bài 3: Tiết kiệm
Đọc phần Truyện đọc, trả lời câu hỏi phần gợi ý.
Sưu tầm mẫu chuyện về gương biết tiết kiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Siêng năng, kiên trì - Trường THCS Bàn Long.doc