Tiết 4, Bài 3: Tiết kiệm - Năm học 2007-2008

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức.

ã Giúp học sinh hiểu được thế nào là tiết kiệm.

ã Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.

2. Thái độ.

ã . Quý trọng người tiết kiệm, giản dị.

ã Ghét sống xa hoa lãng phí

3. Kĩ năng.

ã Có thể tự đánh giá được mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm hay chưa.

ã Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian công sức của cá nhân, gia đình và xã hội.

B. PHƯƠNG PHÁP.

ã Đàm thoại

ã Phân tích, xử lí tình huống

ã Liên hệ thực tế

ã Thảo luận nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 4, Bài 3: Tiết kiệm - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày 14 tháng 09 năm 2007
thiết kế bài giảng
 Môn Giáo dục công dân 6.
 Tiết: 4. 
Bài 3 tiết kiệm
Mục tiêu bài học.
Kiến thức.
Giúp học sinh hiểu được thế nào là tiết kiệm.
Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.
Thái độ.
. Quý trọng người tiết kiệm, giản dị.
 Ghét sống xa hoa lãng phí
Kĩ năng.
Có thể tự đánh giá được mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm hay chưa.
Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian công sức của cá nhân, gia đình và xã hội.
PhƯơng pháp.
Đàm thoại
Phân tích, xử lí tình huống
Liên hệ thực tế
Thảo luận nhóm...
Tài liệu và phương tiện.
SGK, SGV, TKBG GDCD 6 .
Tranh minh hoạ
Những câu chuyện thực tế về tấm gương tiếm kiệm.
Tục ngữ , ca dao, danh ngôn nói về tiết kiệm.
Các hoạt động trên lớp.
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
Em hãy phân tích vai trò của thiên nhiên đối với con người và ý thức của con người đối với thiên nhiên.
Bài mới.
Hoạt động của GV Và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
 Giới thiệu bài:
 Vợ chồng bác An siêng năng lao động. Nhờ vậy thu nhập của gia đình rất cao. Sẵn có tiền bác sắm sửa đồ dùng trong gia đình, mua xe máy tốt cho các con. Hai người con bac ỷ lai không chịu lao động, học tập, suốt ngày đua đòi ăn chơi thể hiện con nhà giàu. Thế rồi của cải nhà bác An cứ thế lần lượt ra đi, cuối cùng cuộc sống rơi vào cảnh nghèo khổ.
 Do đâu mà cuộc sống nhà bác An rơi vào hoàn cảnh như vậy?
Để hiểu được vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
	Hoạt động 2
Khai thác nội dung truyện.
Gv gọi 1, 2 học sinh đọc truyện “ Thảo và Hà”.
Câu hỏi? - Thảo và hà có xứng đáng được mẹ thưởng tiền không?
Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?
Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
Phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo?
Suy nghĩ của Hà thế nào?
GV: Phân tích thêm và yêu cầu học sinh liên hệ bản thân.
GV: Qua câu chuyện trên đôi lúc em tự thấy mình giống Hà hay Thảo?
1. Truyện đọc.
Thảo xứng đáng được mẹ thưởng tiền .
Thảo đã không lấy tiền thưởng của mẹ vì Thảo biết nhà mình nghèo, chưa có tiền mua gạo.
Thảo có đức tính tiết kiệm.
Hà ân hận vì việc làm của mình. Hà càng thương mẹ hơn và tự hứa sẽ tiết kiệm.
Hoạt động 3
Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Đưa ra các tình huống sau:
HS: Giải thích và rút ra kết luận tiết kiệm là gì?.
Tình huống 1: Lan sắp xếp thời gian học tập rất khoa học, không lãng phí thời gian vô ích, để kết quả học tập tốt.
Tình huống 2: Bác Dũng làm việc ở xí nghiệp may mặc. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bác phải nhận thêm việc để làm. Mặc dù vậy bác vẫn có thời gian nghỉ trưa, giải trí và thăm bạn bè.
Tình huống 3: Chị của Mai học lớp 12, trường xa nhà. Mặc dù gia đình tập trung để mua xe máy cho chị, nhưng chị đã không đồng ý. Hàng ngày chị vẫn đi học bằng xe đạp.
Tình huống 4: Anh em nhà bạn Đức rất ngoan, tuy đã lớn nhưng vẫn mặc quần áo của bố, anh để lại.
GV: Tiết kiệm thì bản thân, gia đình và xã hội có lợi ích gkế hoạch
HS: - Tiết kiệm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội.
- Tiết kiệm thì dân giàu nước mạnh.
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận chủ đề.
HS: Chia nhóm thảo luận.
 Nhóm 1: Rèn luyện tiết kiệm trong gia đình.
 Nhóm 2: Rèn luyện tiết kiệm ở lớp, ở trường.
 Sau khi thảo luận cử nhóm trưởng thay mặt nhóm trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến và đánh giá.
2. Thế nào là Tiết kiệm, biểu hiện và ý nghĩa của tiết kiệm.
a) Thế nào là tiết kiệm.
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
b) Biểu hiện của Tiết kiệm
Tiết kiệm là quý trọng sức lao động của người khác
c) ý nghĩa Tiết kiệm.
Tiết kiệm là làm giàu cho mình, gia đình và xã hội.
 Chúng ta phải thực hành tiết kiệm vì nó có lợi cho bản thân, gia đình và xã hội.
4. Củng cố
 Hoạt động 4
học sinh làm bài tập.
GV: Cho học sinh làm bài tập sau: ( Bài tập SGK để về nhà làm).
HS: Hãy đánh dấu vào các ô trống tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm.
- ăn phải dành, có phải kiệm
.
- Tích tiểu thành đại
- Năng nhặt chặt bị
- ăn chắc mặc bền
- Bóc ngắn cắn dài.
GV: Nhận xét và cho điểm.
GV: Tìm những hành vi trái ngược với tiết kiệm?
HS: Thảo luận và trả lời.
GV: Nhắc nhở học sinh. ở lứa tuổi các em chưa làm ra của cải vậ chất, cần tiết kiệm để thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của cha mẹ và của người khác
3. Bài tập
5.Dặn dò.
* Khái quát lại nội dung bài học. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
* Học sinh sưu tầm ca dao và những câu châm ngôn nói về Tiết kiệm.
* Căn dặn học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Tiết kiệm.doc